Tuesday, October 26, 2010

Cơ sở lý luận của đào tạo theo tín chỉ.

  • Nguồn:
    http://vn.360plus.yahoo.com/k5caodangdien/article?mid=1&fid=-1

  • Hệ thống tín chỉ không phải là vấn đề mới trong giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học mới chỉ ở bước thử nghiệm.

    1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo theo tín chỉ.

    1.1. Tình hình đào tạo theo tín chỉ ở một số trường đại học Việt Nam

    Hệ thống tín chỉ không phải là vấn đề mới trong giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học mới chỉ ở bước thử nghiệm.

    Từ năm 1993-1994 Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương khuyến khích các trường đại học tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Một số trường đại học đã đi đầu thử nghiệm mô hình này như: Trường đại học Bách khoa thuộc ĐHQGTP HCM, trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại Học Nha Trang; Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP HCM; trường Đại học Xây dựng hà nội...

    Đến năm 2005, theo đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ có trường Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TP HCM là đào tạo theo tín chỉ. Các trường đào tạo theo học chế học phần triệt để là: Trường Đại học Đà Lạt, Trường đại học Dân lập Thăng Long. Các trường đào tạo theo học chế học phần không triệt để gồm có: Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học KHTN thuộc ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Tất cả các trường Đại học, Cao đẳng còn tổ chức đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần.

    Hiện nay, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ sau 6 lần dự thảo đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành vào ngày 15/8/2007.

    Nhìn chung, đào tạo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam từ trước tới nay vẫn đang ở thời kỳ thử nghiệm và vẫn đang trong tình trạng và vẫn đang trong tình trạng "mò mẫm", mỗi trường hợp áp dụng theo một cách khác nhau theo những mô hình khác nhau. Cụ thể: quy định khối lượng kiến thức của một chương trình đại học không giống nhau. Trường đại học Bách Khoa Tp HCM sử dụng hệ thống tín chỉ Mỹ, quy định tổng khối lượng là 150-160 tín chỉ cho trương trình đào tạo kỹ sư 5 năm trước đây (1 tín chỉ tương đương 1,5 ĐVHT trước đây). Một số trường khác sử dụng đơn vị tín chỉ như đơn vị học trình, nghĩa là tổng khối lượng cho chương trình đào tạo 4 năm là 210 ĐVHT/ tín chỉ. Cách thiết kế các học phần cũng không giống nhau: Có trường thiết kế 1 học phần có 1-6 tín chỉ, có trường thiết kế 1- 4 tín chỉ. Điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường khác nhau nên cách tổ chức bố trí lớp học, giờ học cũng rất khác nhau.

    Tuy nhiên, các trường đã thực hiện và chưa thực hiện đều thống nhất quan điểm là: "Thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt từng bước chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ".

    Trường Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TPHCM xây dựng hệ thống tín chỉ theo mô hình của Trường ĐHBK Montreal - Canada. Các học phần được thiết kế từ 1-3 tín chỉ. Tuy nhiên, số tín chỉ không hoàn toàn đồng nghĩa với thời gian học tập trên lớp hoặc ở phòng thí nghiệm. Ví dụ: Một học phần có số tín chỉ là 3 được ghi là 3 (3.2.6), các chỉ số ghi bên trong ngoặc đơn chỉ thời lượng làm việc của sinh viên trên lớp, trong phòng thí nghiệm và ở nhà. Toàn bộ chương trình đào tạo theo tiến độ bình thường được thiết kết trong 9 học kỳ (4,5 năm) bao gồm 155 tín chỉ.

    Trường đại học Đà Lạt cũng chuyển sang đào tạo theo tín chỉ từ năm 1994 đối với khóa mới tuyển sinh. Nhưng khác với trường Đại học bách khoa TPHCM, trường Đại học Đà Lạt chuyển từ chương trình đào tạo theo niên chế 4 năm với 210 ĐVHT thành 210 tín chỉ. Nghĩa là, một tín chỉ tương đương một đơn vị học trình trước đây. Nhà trường tập trung vào thay đổi công tác tổ chức và quản lý đào tạo và hệ thống thông tin quản lý thích ứng với hình thức đào tạo theo tín chỉ, khai thác triệt để và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

    Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu đào tạo theo tín chỉ từ năm 1995-1996 cho tất cả các ngành các khóa đào tạo tại trường. Giống như Trường Đại học Đà Lạt, Trường đại học Cần Thơ cũng xây dựng chương trình đào tạo với 210 ĐVHT/ tín chỉ cho hệ đào tạo 4 năm.

    Ở một số trường đại học khác cũng có tình trạng tương tự. Có nghĩa là các trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ đều chỉ thực hiện việc thay đổi tổ chức, quản lý đào tạo cho phù hợp với hệ thống tín chỉ chứ chưa đổi mới chương trình đào tạo (trừ Trường ĐHBK thuộc ĐHQG TP HCM). Do vậy, chương trình đào tạo quá nặng nề, chưa thực hiện được giảm thời gian học trên lớp và tăng thời gian tự học.

    Nhìn chung, ngoài mô hình đào tạo theo tín chỉ của trường Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TP HCM các mô hình áp dụng ở một số trường khác đều mang tính nửa vời, mới chỉ là bước chuyển tiếp từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.

    2.2. Tình hình đào tạo theo tín chỉ ở đại học Thái Nguyên.

    Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Đảng ủy Đại học Thái Nguyên đã thống nhất chủ trương bắt đầu đào tạo tín chỉ tại tất cả các đơn vị từ năm 2008-2009. Đến nay, về cơ bản các trường và các khoa trực thuộc đại học đã bước đầu thực hiện đào tạo theo tín chỉ cho các khóa học 2008-2009, cụ thể như sau:

    Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức đào tạo theo tín chỉ từ năm 2006-2007. Hiện nay, số tín chỉ cho từng ngành 4 năm là 150 tín chỉ

    Trường Đại học Sư phạm:

    Trường Đại học Nông lâm:

    Trường Đại học Y khoa:

    Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh:

    Khoa khoa học tự nhiên

    Khoa Công nghệ thông tin

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chỉ có trường ĐHKT Công nghiệp đào tín chỉ

    1. Tín chỉ và học chế tín chỉ .

    * Tín chỉ: Tín chỉ (Tc) là đơn vị quy chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng kiến thức và khối lượng học tập giảng dạy trong quy trình đào tạo. Tín chỉ cũng là đơn vị để đo lường tiến độ học tập của sinh viên dựa trên số luợng tín chỉ sinh viên tích lũy được.

    Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu 1 tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

    Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ -.chỉ dùng để quy đổi khối lượng kiến thức từ ĐVHT ra tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

    * Học chế tín chỉ: Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo trong đó sinh viên chủ động lựa chọn học từng môn học (tuân theo một số ràng buộc được quy định trước) nhằm tích lũy từng phần và tiến tới hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp.

    Trên cơ sở lượng hóa quy trình đào tạo thông qua khái niệm tín chỉ, học chế tín chỉ tạo điều kiện tối đa để các nhân hóa quy trình đào tạo, trao quyền cho sinh viên trong việc đăng ký sắp xếp lịch học, việc tích lũy các học phần, kể cả xắp xếp thời gian học ở trường, thời gian tốt nghiệp ra trường. Sinh viên có điều kiện phát huy tính chủ động, tích cực thích ứng với quy trình đào tạo này để đạt kết quả tốt nhất trong học tập và rèn luyện.

    2. Các đặc điểm cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

    1. Kiến thức được cấu trúc thành các mođun (học phần).

    2. Quá trình học tập là quá trình sinh viên phải tích lũy kiến thức theo từng học phần (đơn vị là tín chỉ).

    3. Khối lượng kiến thức phải tích lũy được quy định cho từng loại văn bằng. Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ đã tích lũy được tại thưòi điểm xét. Ví dụ: Sinh viên năm thứ nhất: nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ, Sinh viên năm thứ hai nếu khối luợng kiến thức tích lũy dưới 60 tín chỉ…

    4. Chương trình đào tạo mềm dẻo, có tính liên thông cao, ngoài các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng chỉnh ngành nghề đào tạo trong quá trình học tập;

    5. Tổ chức đánh giá thường xuyên, sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ (A, B,C,D,F); thang điểm 4 (4,3,2,1), điểm trung bình chung cho phép học tiếp hay tốt nghiệp >= 2,00;

    6. Sinh viên tự đăng ký môn học vào đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần (hoặc môn học);

    7. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể gồm 2 học kỳ (mỗi học kỳ có 15 tuần học và 3 tuần thi) và có thể có thêm một học kỳ hè (5 tuần học và 1 tuần thi); Xét kết quả học tập theo học kỳ chính.

    8. Có hệ thống cố vấn học tập am hiểu về chương trình đào tạo để tư vấn cho người học tự thiết kế chương trình học tập của mình. và nắm tình hình học tập của sinh viên.

    9. Bắt buộc sử dụng phương pháp giảng dạy theo hương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;

    10. Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình đại học hoặc cao đẳng;

    3. Ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    3.1. Ưu điểm cơ bản của Đào tạo theo tín chỉ:

    - Tính chủ động của người học: Do quy trình đào tạo mềm dẻo (lấy người học làm trung tâm) nên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lựa chọn chương trình học của mình. Đồng thời, cho phép sinh viên lựa chọn tiến độ học tập phù hợp với khả năng (về sức khỏe, nhận thức, tài chính...) thực tế của mình. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường nâng cao tính chủ động: Dự kiến trước kế hoạch và đưa ra nhiều phương án khác nhau trong tổ chức quản lý đào tạo, góp phần nâng cao tính trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội.

    Trong đào tạo theo tín chỉ phương pháp giảng dạy được áp dụng phổ biến là "lấy người học làm trung tâm", do vậy tính chủ động trong học tập của sinh viên được khuyến khích và nâng cao.

    - Tính linh hoạt và thích ứng trong đào tạo: Do chương trình đào tạo mềm dẻo nên có thể đổi nhanh chóng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học, nhu cầu thực tế của xã hội và của phía sử dụng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao thích ứng với cơ chế thị trường của nền kinh tế hiện nay.

    Tính khoa học: Chương trình đào tạo được phân chia thành các học phần tự chọn và các học phần bắt buộc, thứ tự bố trí học trước - sau theo một logic khoa học và có quy định điều kiện kiên quyết cho từng học phần.

    - Tính liên thông: Việc thiết kế chương trình theo các modul kiến thức cho phép liên thông dễ dàng giữa các bậc học, ngành đào tạo và các hệ đào tạo. Cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành học trong quá trình học tập hoặc học tiếp lên bậc cao hơn hoặc học văn bằng 2 mà không phải học lại từ đầu. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường mở ngành học mới mà xã hội có nhu cầu đáp ứng kịp thời như cầu của xã hội.

    - Tính chuẩn hóa: Việc chuẩn đoán hóa nội dung đào tạo và việc đánh giá được tiến hành chặt chẽ (đánh giá quá trình và đánh giá sạch) tạo điều kiện thuận lợi trong việc công nhận nội dung đào tạo và các kết quả học tập của sinh viên giữa các trường, tạo cơ hội để xúc tiến quá trình hội nhập với giáo dục đại học của khu vực và thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng.

    - Tính tiết kiệm và hiệu quả: Do việc khai thác triệt để có hiệu quả nguồn lực vốn có về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, đồng thời sinh viên có thể chọn nơi học, thời gian học....phù hợp. Đào tạo theo tín chỉ cho phép tổ chức giảng dạy các học phần chung cho sinh viên nhiều ngành khác nhau, do vậy tiết kiệm được nhân lực, thời gian và chi phí vật chất. Chất lượng đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực.

    3.2. Hạn chế cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

    Bên cạnh những ưu thế nêu trên, hệ thống tín chỉ cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhược điểm của hệ thống tín chỉ thể hiện trên các mắt sau đây:

    - Hệ thống tín chỉ gây nên sự cắt vụn kiến thức ra từng mảnh nhỏ (chương trình đào tạo được chia thành các môđun kiến thức) mà không đòi hỏi tích hợp chúng lại làm hạn chế khả năng cung cấp kiến thức một cách logic.

    - Sinh viên nhìn mức độ học vấn quy định cho một văn bằng như là sự tích lũy các tín chỉ học tập hơn là việc học tập vì lợi ích cuối cùng của nó. Tính mềm dẻo của hệ thống tín chỉ thúc đẩy các trường đại học trong việc xác nhận hoạt động giáo dục lớn hơn so với việc cung cấp các hoạt động đó.

    - Việc tổ chức, quản lý lớp học, phân công giảng dạy Trong điều kiện ở nước ta hiện nay có nhiều khó khăn.

    - Sự gắn kết của các sinh viên rất hạn chế dẫn đến việc tổ chức các hoạt động tập thể khó có hiệu quả cao. Tính tập thể, tính cộng đồng trong sinh viên giảm sút tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển.

    Từ những phân tích trên có thể thấy: Đào tạo theo tín chỉ là hệ thống thích hợp với một kỷ nguyên mà sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng, nhu cầu của xã hội và thị trường lao động thường xuyên thay đổi. Đào tạo theo tín chỉ đảm bảo tính liên thông, khoa học, chủ động, hiệu quả, linh hoạt và khả năng thích ứng cao so với thực tiễn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ những hạn chế của hệ thống tín chỉ để có biện pháp khắc phục.

    4. Các yêu cầu để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    Để đào tạo theo học chế tín chỉ có hiệu quả, đảm bảo chất lượng cần đảm bảo và thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

    1. Có sự thống nhất quan điểm, ý chí ở mọi cấp: từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức trong toàn trường. Cần thay đổi quan niệm về đào tạo một cách triệt để trong lãnh đạo và cán bộ, công chức, thay đổi cách tiếp cận vấn đề, từ đó xây dựng lộ trình thực hiện một cách có hệ thống, có chuẩn mực. Cần huy động tất cả các đơn vị và cá nhân tham gia và có sự phân công, phân nhiệm vụ cụ thể.

    2. Ổn định, công khai hóa chương trình đào tạo. Để chuyển từ đào tạo theo niên chế sang học với học chế chỉ cần chuyển đổi (sắp xếp lại) chương trình đào tạo cho phù hợp với học chế tín chỉ theo hướng tiếp cận với chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Các chương trình đào tạo phải được xây dựng một cách khoa học và mang tính năng động cao vừa thỏa mãn yếu tố đi trước của chi thức vừa đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực. Các chương trình đào tạo phải được tinh giản: Giảm tải giờ học trên lớp, tăng cường thảo luận, trao đổi và tự học, tự nghiên cứu dười nhiều hình thức. Nên lợi dụng thời cơ này để tiến hành hiện đại hóa chương trình đào tạo, mạnh dạn cắt bỏ những môn học, phần học cũ để bổ sung những nội dung mới cần thiết hơn. Các chương trình đào tạo phải được công bố công khai trên trang web và thông báo rộng rãi cho người học.

    3. Thay đổi phương pháp dạy và học. Để đào tạo theo tín chỉ có kết quả cần thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Đối với giảng viên cần chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp "lấy người học làm trung tâm" phát huy tính sáng tạo của sinh viên chuyển từ truyền đạt kiến thức sang "dạy cách học" là chủ yếu. Đối với sinh viên cần chuyển từ cách học thụ động sang học chủ động, tích cực; tăng cường việc tư học, tự nghiên cứu; phát huy vai trò trung tâm của quá trình đào tạo.

    4. Phát triển hệ thống tài liệu học tập. Muốn đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực cần có hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đủ đáp ứng nhu cầu của người dạy lẫn người học. Vì vậy, cần tăng cường công tác biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo. Ngoài ra, cần có hệ thống tin thư viện đủ mạnh đảm bảo gắn kết được các đơn vị trong trường và các cơ sở bên ngoài.

    5. Phòng đào tạo các đơn vị phải thống nhất quản lý mọi hoạt động đào tạo. Do vậy, các cán bộ quản lý đào tạo cần được bồi dưỡng kiến thức về quản lý đào tạo theo tín chỉ và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý. Đồng thời, cần có một hệ thống công cụ quản lý đầy đủ, đó là phần mềm quản lý. Đồng thời, cần có một hệ thống công cụ quản lý đầy đủ, đó là phần mềm quản lý thích hợp đảm bảo quản lý tới từng sinh viên, các văn bản pháp quy phục vụ cho hình thức đào tạo mới như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ, các quy định về trách nhiệm của các bộ phận đáp ứng cho cả quy trình đào tạo, niên giám, sổ tay sinh viên....Triệt để áp dụng thông tin vào quản lý.

    6. Cải tạo và nâng cấp cơ sở phục vụ đào tạo. Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi phải có các phòng học đa chức năng, đa phương tiện, các phòng học lớn nhỏ khác nhau.

    7. Thay đổi phương thức quản lý sinh viên. Để tổ chức đào tạo theo tín chỉ cần xây dựng hệ thống cố vấn học tập gồm các thầy, cô giáo am hiểu về chương trình, tinh thông về nghề nghiệp đủ khả năng tư vấn cho sinh viên lựa chọn lịch trình học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. Khi sinh viên nhập học, bố trí các lớp cố định trong suốt thời gian học tập để sinh viên sinh hoạt đoàn thể với nhau. Trong từng học kỳ căn cứ vào đăng ký học tập của sinh viên để thành lập các lớp theo học phần.

    8. Lịch giảng dạy (thời khóa biểu) phải được triển khai nghiêm túc. Khi giảng viên phụ trách vì lý do nào đó không đến giảng dạy được phải bố trí người khác dạy thay theo đúng lịch trình. Mỗi sinh viên phải được cung cấp một thời khóa biểu riêng vì mỗi sinh viên sẽ lựa chọn chương trình học tập riêng cho mình. Sinh viên chạy tìm lớp

    9. Để tổ chức đào tạo theo tín chỉ có hiệu quả, mỗi giảng viên phải giảng dạy được nhiều học phần khác nhau và mỗi học phần có nhiều giảng viên có thể giảng dạy. Có như vậy mới thực hiện được đúng lịch giảng dạy.

    10. Thu học phí của sinh viên theo số lượng tín chỉ của các học phần sinh viên đăng ký học và khối luợng kiến thức của mỗi học phần.

    11. Cần tổ chức thi và đánh giá việc học của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan. Tổ chức thi và đánh giá theo nhiều phương pháp nhiều hình thức khác nhau.

    5. Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    5.1. Chương trình đào tạo.

    1. Công khai hóa chương trình đào tạo

    2. Hệ thống mã hóa các học phần phải đảm bảo tính chính xác (mã hóa môn học theo quy định, xắp xếp các môn học theo trình tự logíc: môn tiên quyết, môn học trước-sau, môn học song hành).

    3.

    3. Kế hoạch chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật.

    3.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp và phân công nhiệm vụ:

    * Cấp trưòng: Thành lập Ban chỉ đạo của Trường do Hiệu trưởng đứng đầu. ban chỉ đạo có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng (trưởng khoa) về việc xác định lộ trình, các công việc cần chuẩn bị, triển khai và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị và cá nhân. Ban chỉ đạo cử ra Ban thường trực do Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo làm Trưởng ban. ban thường trực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ do ban chỉ đạo đã đề ra và thủ trưởng đơn vị đã quyết định.

    Phòng Đào tạo dưới sự chỉ đạo cảu Ban thường trực chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và là đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc đào tạo theo tín chỉ.

    - Xây dựng đề án đào tạo theo tín chỉ và xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể.

    - Soạn thảo các văn bản liên quan đến đào tạo theo tín chỉ như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ của trường, chương trình đào tạo, niêm giám, sổ tay sinh viên...; các loại biểu mẫu cần thiết cho công tác quản lý trình Hiệu trưởng, trưởng khoa phê duyệt.

    - Tổ chức việc chuẩn bị cho đào tạo theo tín chỉ (phổ biến quán triệt chủ trương, tổ chức tập huấn, tổ chức xây dựng chương trình, phổ biến chương trình...) và việc tổ chức thực hiện đào tạo theo tín chỉ ơt tất cả các khâu.

    Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 - 6/2007.

    3.4.2. Quán triệt chủ trương tới toàn thể lãnh đạo các cấp, giảng viên và cán bộ công chức của đơn vị.

    Điều kiện tiên quyết để chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo thoe tín chỉ là phải có sựu đồng thuận và quyết tâm cao của toàn thể đơn vị từ lãnh đạo các cấp đến đội ngũ giảng viên và can bộ, công chức. Vì vậy, việc quán triệt chủ trương là việc làm cần thiết đầu tiên.

    3.4.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đạo đức theo tín chỉ cho giảng viên.

    Tổ chức và quản lý đào tạo theo tín chỉ về cơ bản khác biệt so với đào tạo theo niên chế. Để chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, cần bồi dưỡng những kiến thức chung về đào tạo théo tín chỉ cho các cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên. Các bộ môn quản ý và giảng viên chủ chốt từ Phó bộ môn trở lên nắm được các hiểu biết cơ bản về đạo đức theo tín chỉ và có khả năng triển khai thực hiện. Toàn thể đội ngũ giảng viên nắm được những hiểu biết cơ bản về đào tạo theo tín chỉ và có khả năng thực hiện.

    3.4.4. Bồi dương nghiệp vụ quản lý đào tạo the tín chỉ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo

    Hệ thống quản lý đào tạo trước đây được tổ chwucs phù hợp với đào tạo theo niên chế.Để tổ chức đào tạo theo tín chỉ cần đổi mới hệ thống quản lý đào tạo cho phù hợp, cần tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo có khả năng thích ứng với phương pháp đào tạo mới. Trước hết cần bổ sung đội ngũ để đảm bảo yêu cầu cảu công tác quản lý đào tạo theo tín chỉ. Lựa chọn những cán bộ có trình độ tin học đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công tác quản lý cho đội ngũ này một cách thường xuyên.

    Các cán bộ quản lý đào tạo được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đào tạo theo tín chỉ và có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

    Ngoài ra các đơn vị cần chủ động thường xuyên, tổ chức bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đi trước, đặc biệt là kinh nghiệm của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

    3.4.5. Chuyển đổi chương trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ

    Để tổ chức đào tạo thoe tín chỉ cần chuyển đổi, chương trình cho phù hợp với phương thức mới.

    3.4.5.1. Xây dựng khing chương trình và xác định kết cấu chương trình đào tạo.

    - Yêu cầu:

    + Chương trình đào tạo nphair được xây dựng thành các môđum kiến thức, giảm khối lượng giờ giảng dạy lý thuyết (không có nghĩa là giảm khối lượng kiến thức), tăng cường giờ học tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn, thực hành thực tập.

    + Chương trình phải đảm ảo tính khoa học, hệ thống: Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo cách tiếp cận phát triển. Chương trình phải có bố cục chặt chẽ, bao gồm hệ thống các kiến thức : Đại cương, cơ sở, ngành và chuyên ngành. Chương trình phải phân định roc các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn theo định hướng hay tư chọn theo năng khiếu .

    Xác định rõ số lượng học phần và số tín chỉ cho từng học phần. Mỗi học phần mang nội dung riêng, không trùng lặp với các học phần khác.

    Những học phần người học khó tự học cần tăng cường số giờ giảng dạy. Ngược lại, những học phần sinh viên dễ dàng tự học nên giảm thời lượng giảng dạy, chỉ tập trung vào hướng dẫn cách tự học cho sinh viên.

    + Chương trình pải đảm bảo tính cập nhật: Chương trình phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh, cập nhật kiến thức mới tạo điều kiện cho người học tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới cũng như khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

    + Chương trình pahir đảm bảo tính khả thi: Chương trình phải phù hợp với trình độ và quỹ thời gian của người học, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cảu đơn vị đào tạo.

    + Chương trình phải đảm bảo tính thừa kế: Chương trình đào tạo bao gồm các học phần có nội dung kế thừa để phát triển các kiến thức ở bậc phổ thông và các học phần học trước trong chương trình đào tạo.

    + Chương trình phải có tính tích hợp: CHương trình đào tạo cần có các học phần tích hợp kiến thức nhằm phát triển tính liên ngành, tăng hiệu quả đào tạo và dảm bảo số lượng học phần phù hợp. Không xây dựng chương trình đào tạo gồm nhiều học phần.

    + Chương trình phải đảm bảo tính liên thông: Chương trình tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tao và giữa các ngành trong và ngoài cơ sỏ đào tạo

    + chương trình phải đảm bảo tính cân đối: Tủ lệ giữa các khối kiến thức đại cương cơ sỏ và chuyên ngành phải đảm bảo cân đối và hợp lý.

    + Chương trình phải đảm bảo tính mềm dẻo: Ngoài các học phần bắt buộc, chương trình đào tạo phải có các học phần tự chọn với tỷ lệ thích hợp giúp cho người học có thể lựa chọn các học phần phù hợp với ddingj hướng nghề nghiệp, sở thích và khả năng của mỗi cá nhân.

    + Chương trình phải phù hợp với thực tiễn: Chương trình đào tạo phải đảm bảo cung cấp các kiến thức đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

    - Người thực hiện: Hội đồng khoa học - đào tạo của các đơn vị.

    - Nội dung: Xây dựng khùng chương trình và xác định kết cấu chương trình đào tạo (xác định số lượng tín chỉ cho toàn bộ chương trình; số tín chỉ cho từng khối lượng kiến thức: Đại cương, cơ sỏ, chuyên ngành; số lượng, tên các học phần; phân định các học phần tự chọn; số tín chỉ của từng học phần).

    - Thời gian thực hiện: Từ 6 - 12/2007

    - Kinh phí: Các đơn vị tự lo

    - Kết quả cần đạt được: Xây dựng được chương trình đào tạo của các ngành học phù hợp, đáp ứng các yêu cầu kể trên.

    3.4.5.2. Xây dựng đề cương chi tiết các học phần

    Sau khi xây dựng xong khung chườn trình đào tạo và xác định số lượng tín chỉ cho từng học phần cần triển khai xây dựng đề cương chi tiết cho các học phần. Đề cương của tất cả các học phần phải được chuẩn bị đầy đủ và công bố công khai cho người học để họ chủ động sưu tầm tài liệu tham khảo và xây dựng kế hoạch học tập.

    - Yêu cầu:

    Đề cương chi tiết các học phần được biên soạn kỹ đảm bảo các yêu cầu:

    + Cung cấp cho người học các thông tin cần thiết về mục đích, nội dung của học phần và yêu cầu học tập.

    + Đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đảm bảo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá.

    + Tạo ra công cụ pháp lý để có thể kiểm tra việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên.

    + Tăng cường khâu tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động,sáng tạo của sinh viên.

    - Nội dung:

    Đề cương học phần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung như:

    + Thông tin về giảng viên: Cùng cấp đầy đủ thông tin về học tên, chức danh, học vị, địa vị, địa chỉ, hướng nghiên cứu .... của giảng viên phụ trách môn học;

    + Thông tin chùng về học phần: tên, mã số, trình độ, số tín chỉ của học phần, tự chọn hay bắt buộc, các học phần tiên quyết, các yêu cầu khác.

    + Mục tiêu của học phần: Cần nêu rõ vai trò, vị trí của học phần trog chương trình đào tạo. Nêu đầy đủ, rõ ràng các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học cần nắm vững sau khi học song học phần. Mục tiêu ủa học phần phải phù hợp với ục tiêu chung của vả chương trình.

    + Nội dung của học phần: Tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ nội dung học phần. Cần nêu đầy đủ các chương trình, mục, tiểu mục đến 3 chữ số; nêu rõ thời lượng (lý thuyết,, thực hành). Nội dung của học phần phải cập nhật, có tính khả thi , đáp ứng mục tiêu đào tạo và phù hợp với tình độ người học.

    + Hình thức kiểm tra đánh giá: Ghi rõ các yêu cầu về đánh giá việc tham gia học tập trên lớp, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu; kiểm tra đánh giá trong kỳ và cuối kỳ. Thời gian kiểm tra, đánh giá cần được thông báo rõ ràng, cụ thể để người học tiện chuẩn bị. Hình thức kiểm tra, đánh giá cần được lựa chọn phù hợp đảm bảo khoa học, chính xác, khách quan, công bằng và đa dạng.

    + Thang điểm: Định rõ trọng số cho từng điểm thành phần của học phần và thang điểm sử dụng để đánh giá trong từng lần kiểm tra, thi...

    + Phương pháp giảng dạy: Cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể của học phần. Coi trọng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng.

    + Tài liệu học tập: Phải đảm bảo đầy đủ (mỗi học phần phải có đề cương chi tiết, kế hoạch bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo); cập nhật (tài liệu phải bảo đảm cập nhật nhất trong lĩnh vực chuyên môn); phù hợp với mục tiêu, nội dung và yêu cầu của học phần; đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, có địa chỉ rõ dàng để người đọc có thể tìm được dễ dàng. Cần phân biệt tài liệu thành 2 loại: bắt buộc và khuyến khích tham khảo.

    - Người thực hiện: Các khoa, bộ môn và các giảng viên phụ trách môn học.

    - Thời gian:

    + Đối với các học phần Giáo dục đại cương: từ tháng 1-3/2008.

    + Đối với các học phần Cơ sở và chuyên ngành: từ tháng 1- 6/2008.

    - Kinh phí cho toàn bộ phần chuyển đổi chương trình (xây dựng khung chương trình và đề cương chi tiết): 3.132.000.000đ.

    - Nguồn kinh phí: các đơn vị tự lo.

    - Kết quả cần đạt được: Các chương trình được chuyển đổi phù hợp với đào tạo theo tín chỉ và đáp ứng các yêu cầu kể trên.

    3.4.6. Xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án) các học phần.

    Sau khi có đề cương chi tiết cần tổ chức việc xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án).

    - Yêu cầu: Kế hoạch bài giảng được xây dựng chi tiết cho từng nội dung của học phần (chương, bài), xác định rõ mục đích, yêu cầu (mục tiêu) về kiến thức kỹ năng, thái độ; phân bổ thời lượng cho các mục; nội dung; phương pháp giảng dạy; vật liệu giảng dạy cho từng nội dung.

    - Người thực hiện: Giảng viên phụ trách học phần.

    - Thời gian:

    + Đối với các học phần đại cương: từ tháng 4-8/2008.

    + Đối với các học phần chuyên môn: từ tháng 7/2008 - 6/2009.

    - Kinh phí: Đây là nhiệm vụ của giảng viên, nhà trường có thể hỗ trợ (nếu có).

    - Kết quả cần đạt được: Tất cả giảng viên phải có kế hoạch bài giảng đáp ứng các yêu cầu trên.

    3.4.7. Xây dựng quy chế và các văn bản pháp quy.

    Điều kiện tiên quyết để vận hành học chế tín chỉ là phải có hệ thống công cụ quản lý đầy đủ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ. Đó là hệ thống các quy chế, quy định kèm theo như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ; các quy định và đăng ký học, giảng dạy, về quản lý sinh viên, về kiểm tra đánh giá , về thu học phí... Cần thiết kế và phát hành các tài liệu hướng dẫn (niên giám, sổ tay sinh viên), các loại mẫu biểu (mẫu đăng ký học, mẫu thời khóa biểu, mẫu phiếu điểm...).

    - Người thực hiện:

    + ĐHTN: Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng Quy chế đào tạo theo tín chỉ trên cơ sở Quy chế của Bộ và cung cấp các tài liệu cần thiết để tham khảo.

    + Các đơn vị: Xây dựng Quy chế riêng của mình và các văn bản, quy định liên quan trên cơ sở quy chế của Bộ.

    - Thời gian: từ tháng 9/2007 - 3/2008

    - Kinh phí: Các đơn vị tự lo.

    3.4.8. Mua phần mềm quản lý quản lý đào tạo theo tín chỉ, tập huấn sử dụng phần mềm và xây dựng dữ liệu.

    Phần mềm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc vận hành hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Nó là điều kiện không thể thiếu và mang tính quyết định đến thành công của việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Phần mềm phải mang tính đồng bộ, hệ thống, quản lý qua mạng, phục vụ việc quản lý các bộ phận chức năng như: Đăng ký học tập, xếp lớp, xây dựng lịch học và thi, quản lý điểm, thu học phí, quản lý sinh viên, tính điểm trung bình, xếp loại, xét tốt nghiệp.

    Để sử dụng hiệu quản có phần mềm có hiệu quả các cán bộ trực tiếp quản lý phải được tập huấn.

    Để vận hành hệ thống tín chỉ từ việc đăng ký học, xếp lớp, xây dựng lịch học, quản lý sinh viên, quản lý học phí, quản lý điểm nhất thiết phải có hệ thống dữ liệu được mã hóa đồng bộ, hoàn chỉnh và thống nhất và thống nhất sử dụng chung trong toàn trường. Đó là việc mã hóa các dữ liệu như: mã sinh viên, mã giảng viên, mã giảng đường, mã học phần, mã lớp- khóa học, mã lớp học phần...

    Việc mua phần mềm và tập huấn thực hiện theo kế hoạch trong Dự án TRIG ĐHTN. Công việc này phải thực hiện xong trước tháng 12/2008.

    Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, các đơn vị cần thực hiện từ tháng 12/2007 đến 6/2008 và sau đó tiếp tục bổ xung.

    Kinh phí cho việc mua phần mềm và tập huấn sử dụng kinh phí trong dự án TRIG. Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu các đơn vị tự lo.

    3.4.9. Đẩy mạnh công tác biên soạn sản xuất giáo trình, tài liệu.

    Một trong những điều kiện để vậ hành tốt hệ thống tín chỉ là cung cấp đầy đủ cho sinh viên giáo trình các môn học, tài liệu tham khảo... Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo trình theo đề án của Đảng ủy ĐHTN và kê hoạch trong dự án tham gia TRIG ĐHTN. Ngoài ra các đơn vị cần đầu tư thêm để xuất bản giáo trình, in ấn bài giảng, tài liệu và mua sách...

    3.4.10. Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.

    Đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu bắt bược trong đào tạo theo tín chỉ, vì một trong những yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ là giảm số giờ giảng lý thuyết, tăng thời gian thảo luận, tự học, tự nghiên cứu. Để đào tạo theo tín chỉ có hiệu quả cần thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể của học phần. Đối với giảng viên cần chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp "Lấy người học làm trung tâm" phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng, chuyển từ truyền đạt kiến thức sang "dạy cách học" là chủ yếu. Đối với sinh viên cần chuyển từ cách học thụ động sang học chủ động, tích cực, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu; phát huy vai trò trung tâm của quán trình đào tạo.

    Do vậy, các đơn vị cần chủ động tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy và đầu tư thích đáng cho công tác này.

    Phương pháp giảng dạy phải được thể hiện trong đề cương chi tiết, trong kế hoạch bài giảng của từng học phần và được công bố rộng rãi cho người học.

    3.4.11. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.

    Trong đào tạo theo tín chỉ, cần tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan. Tổ chức thi và đánh giá theo phương pháp, nhiều hình thức khác nhau. Các đơn vị tổ chức thực hiện theo kế hoạch của Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

    3.5.12. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện đào tạo theo tín chỉ.

    Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi có hệ thống phòng học đa chức năng , đa phương tiện, đảm bảo bố trí các lớp học lớn nhỏ khác nhau. Các đơn vị phải chủ động tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo yêu cầu.

    Đặc biệt, đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi xây dựng hệ thống đường truyền và mạng máy tính đủ mạnh để đảm bảo thông tin thông suốt, cung cấp thông tin nhanh chóng, linh hoạt. Trang web của các đơn vị cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người học.

    Ngoài ra, các đơn vị cần trang bị các thiết bị chuyên dựng phục vụ công tác quản lý đào tạo như: Máy quét quang học, máy in chuyên dụng, máy photocopy siêu tốc.

    3.6. Các biện pháp thực hiện

    - Tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong toàn đại học và trong từng đơn vị.

    - Huy động toàn thể lãnh đạo, đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức tham gia và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng.

    - Tập trung cao độ nguồn nhân lực, vật lực cho việc chuẩn bị và triển khai.

    - Tích cực tổ chức tham khảo, học tập kinh nghiệm của các trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ.

    - Vừa làm vừa tổ chức rút kinh nghiệm, thận trọng trong từng bước đi đảm bảo chắc chắn thắng lợi.

    Như vậy, bên cạnh thuận lợi, Đại học Thái Nguyên sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, đây là những khó khăn tất yếu trong quá trình phát triển mà bất cứ trường đại học nào ở Việt Nam cũng đều gặp phải ở những mức độ khác nhau. Việc chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ là quá trình tất yếu, phù hợp với xu thế chug, nhằm từng bước tiến tới các chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Công việc này đòi hỏi tập trung nhiều công sức và nguồn lực của toàn Đại học. Nhưng với quyết tâm cao và nỗ lực của các cấp lãnh đạo và toàn thể đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức trong toàn Đại học chắc chắn việc đào tạo theo tín chỉ ở Đại họ Thái Nguyên sẽ thu được kết quả tốt.