Tuesday, October 26, 2010

Cơ sở lý luận của đào tạo theo tín chỉ.

  • Nguồn:
    http://vn.360plus.yahoo.com/k5caodangdien/article?mid=1&fid=-1

  • Hệ thống tín chỉ không phải là vấn đề mới trong giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học mới chỉ ở bước thử nghiệm.

    1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo theo tín chỉ.

    1.1. Tình hình đào tạo theo tín chỉ ở một số trường đại học Việt Nam

    Hệ thống tín chỉ không phải là vấn đề mới trong giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học mới chỉ ở bước thử nghiệm.

    Từ năm 1993-1994 Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương khuyến khích các trường đại học tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Một số trường đại học đã đi đầu thử nghiệm mô hình này như: Trường đại học Bách khoa thuộc ĐHQGTP HCM, trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại Học Nha Trang; Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP HCM; trường Đại học Xây dựng hà nội...

    Đến năm 2005, theo đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ có trường Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TP HCM là đào tạo theo tín chỉ. Các trường đào tạo theo học chế học phần triệt để là: Trường Đại học Đà Lạt, Trường đại học Dân lập Thăng Long. Các trường đào tạo theo học chế học phần không triệt để gồm có: Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học KHTN thuộc ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Tất cả các trường Đại học, Cao đẳng còn tổ chức đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần.

    Hiện nay, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ sau 6 lần dự thảo đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành vào ngày 15/8/2007.

    Nhìn chung, đào tạo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam từ trước tới nay vẫn đang ở thời kỳ thử nghiệm và vẫn đang trong tình trạng và vẫn đang trong tình trạng "mò mẫm", mỗi trường hợp áp dụng theo một cách khác nhau theo những mô hình khác nhau. Cụ thể: quy định khối lượng kiến thức của một chương trình đại học không giống nhau. Trường đại học Bách Khoa Tp HCM sử dụng hệ thống tín chỉ Mỹ, quy định tổng khối lượng là 150-160 tín chỉ cho trương trình đào tạo kỹ sư 5 năm trước đây (1 tín chỉ tương đương 1,5 ĐVHT trước đây). Một số trường khác sử dụng đơn vị tín chỉ như đơn vị học trình, nghĩa là tổng khối lượng cho chương trình đào tạo 4 năm là 210 ĐVHT/ tín chỉ. Cách thiết kế các học phần cũng không giống nhau: Có trường thiết kế 1 học phần có 1-6 tín chỉ, có trường thiết kế 1- 4 tín chỉ. Điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường khác nhau nên cách tổ chức bố trí lớp học, giờ học cũng rất khác nhau.

    Tuy nhiên, các trường đã thực hiện và chưa thực hiện đều thống nhất quan điểm là: "Thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt từng bước chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ".

    Trường Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TPHCM xây dựng hệ thống tín chỉ theo mô hình của Trường ĐHBK Montreal - Canada. Các học phần được thiết kế từ 1-3 tín chỉ. Tuy nhiên, số tín chỉ không hoàn toàn đồng nghĩa với thời gian học tập trên lớp hoặc ở phòng thí nghiệm. Ví dụ: Một học phần có số tín chỉ là 3 được ghi là 3 (3.2.6), các chỉ số ghi bên trong ngoặc đơn chỉ thời lượng làm việc của sinh viên trên lớp, trong phòng thí nghiệm và ở nhà. Toàn bộ chương trình đào tạo theo tiến độ bình thường được thiết kết trong 9 học kỳ (4,5 năm) bao gồm 155 tín chỉ.

    Trường đại học Đà Lạt cũng chuyển sang đào tạo theo tín chỉ từ năm 1994 đối với khóa mới tuyển sinh. Nhưng khác với trường Đại học bách khoa TPHCM, trường Đại học Đà Lạt chuyển từ chương trình đào tạo theo niên chế 4 năm với 210 ĐVHT thành 210 tín chỉ. Nghĩa là, một tín chỉ tương đương một đơn vị học trình trước đây. Nhà trường tập trung vào thay đổi công tác tổ chức và quản lý đào tạo và hệ thống thông tin quản lý thích ứng với hình thức đào tạo theo tín chỉ, khai thác triệt để và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

    Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu đào tạo theo tín chỉ từ năm 1995-1996 cho tất cả các ngành các khóa đào tạo tại trường. Giống như Trường Đại học Đà Lạt, Trường đại học Cần Thơ cũng xây dựng chương trình đào tạo với 210 ĐVHT/ tín chỉ cho hệ đào tạo 4 năm.

    Ở một số trường đại học khác cũng có tình trạng tương tự. Có nghĩa là các trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ đều chỉ thực hiện việc thay đổi tổ chức, quản lý đào tạo cho phù hợp với hệ thống tín chỉ chứ chưa đổi mới chương trình đào tạo (trừ Trường ĐHBK thuộc ĐHQG TP HCM). Do vậy, chương trình đào tạo quá nặng nề, chưa thực hiện được giảm thời gian học trên lớp và tăng thời gian tự học.

    Nhìn chung, ngoài mô hình đào tạo theo tín chỉ của trường Đại học Bách khoa thuộc ĐHQG TP HCM các mô hình áp dụng ở một số trường khác đều mang tính nửa vời, mới chỉ là bước chuyển tiếp từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.

    2.2. Tình hình đào tạo theo tín chỉ ở đại học Thái Nguyên.

    Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Đảng ủy Đại học Thái Nguyên đã thống nhất chủ trương bắt đầu đào tạo tín chỉ tại tất cả các đơn vị từ năm 2008-2009. Đến nay, về cơ bản các trường và các khoa trực thuộc đại học đã bước đầu thực hiện đào tạo theo tín chỉ cho các khóa học 2008-2009, cụ thể như sau:

    Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức đào tạo theo tín chỉ từ năm 2006-2007. Hiện nay, số tín chỉ cho từng ngành 4 năm là 150 tín chỉ

    Trường Đại học Sư phạm:

    Trường Đại học Nông lâm:

    Trường Đại học Y khoa:

    Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh:

    Khoa khoa học tự nhiên

    Khoa Công nghệ thông tin

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chỉ có trường ĐHKT Công nghiệp đào tín chỉ

    1. Tín chỉ và học chế tín chỉ .

    * Tín chỉ: Tín chỉ (Tc) là đơn vị quy chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng kiến thức và khối lượng học tập giảng dạy trong quy trình đào tạo. Tín chỉ cũng là đơn vị để đo lường tiến độ học tập của sinh viên dựa trên số luợng tín chỉ sinh viên tích lũy được.

    Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu 1 tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

    Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ -.chỉ dùng để quy đổi khối lượng kiến thức từ ĐVHT ra tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

    * Học chế tín chỉ: Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo trong đó sinh viên chủ động lựa chọn học từng môn học (tuân theo một số ràng buộc được quy định trước) nhằm tích lũy từng phần và tiến tới hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp.

    Trên cơ sở lượng hóa quy trình đào tạo thông qua khái niệm tín chỉ, học chế tín chỉ tạo điều kiện tối đa để các nhân hóa quy trình đào tạo, trao quyền cho sinh viên trong việc đăng ký sắp xếp lịch học, việc tích lũy các học phần, kể cả xắp xếp thời gian học ở trường, thời gian tốt nghiệp ra trường. Sinh viên có điều kiện phát huy tính chủ động, tích cực thích ứng với quy trình đào tạo này để đạt kết quả tốt nhất trong học tập và rèn luyện.

    2. Các đặc điểm cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

    1. Kiến thức được cấu trúc thành các mođun (học phần).

    2. Quá trình học tập là quá trình sinh viên phải tích lũy kiến thức theo từng học phần (đơn vị là tín chỉ).

    3. Khối lượng kiến thức phải tích lũy được quy định cho từng loại văn bằng. Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ đã tích lũy được tại thưòi điểm xét. Ví dụ: Sinh viên năm thứ nhất: nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ, Sinh viên năm thứ hai nếu khối luợng kiến thức tích lũy dưới 60 tín chỉ…

    4. Chương trình đào tạo mềm dẻo, có tính liên thông cao, ngoài các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng chỉnh ngành nghề đào tạo trong quá trình học tập;

    5. Tổ chức đánh giá thường xuyên, sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ (A, B,C,D,F); thang điểm 4 (4,3,2,1), điểm trung bình chung cho phép học tiếp hay tốt nghiệp >= 2,00;

    6. Sinh viên tự đăng ký môn học vào đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần (hoặc môn học);

    7. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể gồm 2 học kỳ (mỗi học kỳ có 15 tuần học và 3 tuần thi) và có thể có thêm một học kỳ hè (5 tuần học và 1 tuần thi); Xét kết quả học tập theo học kỳ chính.

    8. Có hệ thống cố vấn học tập am hiểu về chương trình đào tạo để tư vấn cho người học tự thiết kế chương trình học tập của mình. và nắm tình hình học tập của sinh viên.

    9. Bắt buộc sử dụng phương pháp giảng dạy theo hương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;

    10. Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình đại học hoặc cao đẳng;

    3. Ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    3.1. Ưu điểm cơ bản của Đào tạo theo tín chỉ:

    - Tính chủ động của người học: Do quy trình đào tạo mềm dẻo (lấy người học làm trung tâm) nên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lựa chọn chương trình học của mình. Đồng thời, cho phép sinh viên lựa chọn tiến độ học tập phù hợp với khả năng (về sức khỏe, nhận thức, tài chính...) thực tế của mình. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường nâng cao tính chủ động: Dự kiến trước kế hoạch và đưa ra nhiều phương án khác nhau trong tổ chức quản lý đào tạo, góp phần nâng cao tính trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội.

    Trong đào tạo theo tín chỉ phương pháp giảng dạy được áp dụng phổ biến là "lấy người học làm trung tâm", do vậy tính chủ động trong học tập của sinh viên được khuyến khích và nâng cao.

    - Tính linh hoạt và thích ứng trong đào tạo: Do chương trình đào tạo mềm dẻo nên có thể đổi nhanh chóng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học, nhu cầu thực tế của xã hội và của phía sử dụng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao thích ứng với cơ chế thị trường của nền kinh tế hiện nay.

    Tính khoa học: Chương trình đào tạo được phân chia thành các học phần tự chọn và các học phần bắt buộc, thứ tự bố trí học trước - sau theo một logic khoa học và có quy định điều kiện kiên quyết cho từng học phần.

    - Tính liên thông: Việc thiết kế chương trình theo các modul kiến thức cho phép liên thông dễ dàng giữa các bậc học, ngành đào tạo và các hệ đào tạo. Cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi ngành học trong quá trình học tập hoặc học tiếp lên bậc cao hơn hoặc học văn bằng 2 mà không phải học lại từ đầu. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường mở ngành học mới mà xã hội có nhu cầu đáp ứng kịp thời như cầu của xã hội.

    - Tính chuẩn hóa: Việc chuẩn đoán hóa nội dung đào tạo và việc đánh giá được tiến hành chặt chẽ (đánh giá quá trình và đánh giá sạch) tạo điều kiện thuận lợi trong việc công nhận nội dung đào tạo và các kết quả học tập của sinh viên giữa các trường, tạo cơ hội để xúc tiến quá trình hội nhập với giáo dục đại học của khu vực và thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng.

    - Tính tiết kiệm và hiệu quả: Do việc khai thác triệt để có hiệu quả nguồn lực vốn có về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, đồng thời sinh viên có thể chọn nơi học, thời gian học....phù hợp. Đào tạo theo tín chỉ cho phép tổ chức giảng dạy các học phần chung cho sinh viên nhiều ngành khác nhau, do vậy tiết kiệm được nhân lực, thời gian và chi phí vật chất. Chất lượng đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực.

    3.2. Hạn chế cơ bản của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

    Bên cạnh những ưu thế nêu trên, hệ thống tín chỉ cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhược điểm của hệ thống tín chỉ thể hiện trên các mắt sau đây:

    - Hệ thống tín chỉ gây nên sự cắt vụn kiến thức ra từng mảnh nhỏ (chương trình đào tạo được chia thành các môđun kiến thức) mà không đòi hỏi tích hợp chúng lại làm hạn chế khả năng cung cấp kiến thức một cách logic.

    - Sinh viên nhìn mức độ học vấn quy định cho một văn bằng như là sự tích lũy các tín chỉ học tập hơn là việc học tập vì lợi ích cuối cùng của nó. Tính mềm dẻo của hệ thống tín chỉ thúc đẩy các trường đại học trong việc xác nhận hoạt động giáo dục lớn hơn so với việc cung cấp các hoạt động đó.

    - Việc tổ chức, quản lý lớp học, phân công giảng dạy Trong điều kiện ở nước ta hiện nay có nhiều khó khăn.

    - Sự gắn kết của các sinh viên rất hạn chế dẫn đến việc tổ chức các hoạt động tập thể khó có hiệu quả cao. Tính tập thể, tính cộng đồng trong sinh viên giảm sút tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển.

    Từ những phân tích trên có thể thấy: Đào tạo theo tín chỉ là hệ thống thích hợp với một kỷ nguyên mà sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng, nhu cầu của xã hội và thị trường lao động thường xuyên thay đổi. Đào tạo theo tín chỉ đảm bảo tính liên thông, khoa học, chủ động, hiệu quả, linh hoạt và khả năng thích ứng cao so với thực tiễn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ những hạn chế của hệ thống tín chỉ để có biện pháp khắc phục.

    4. Các yêu cầu để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    Để đào tạo theo học chế tín chỉ có hiệu quả, đảm bảo chất lượng cần đảm bảo và thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

    1. Có sự thống nhất quan điểm, ý chí ở mọi cấp: từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức trong toàn trường. Cần thay đổi quan niệm về đào tạo một cách triệt để trong lãnh đạo và cán bộ, công chức, thay đổi cách tiếp cận vấn đề, từ đó xây dựng lộ trình thực hiện một cách có hệ thống, có chuẩn mực. Cần huy động tất cả các đơn vị và cá nhân tham gia và có sự phân công, phân nhiệm vụ cụ thể.

    2. Ổn định, công khai hóa chương trình đào tạo. Để chuyển từ đào tạo theo niên chế sang học với học chế chỉ cần chuyển đổi (sắp xếp lại) chương trình đào tạo cho phù hợp với học chế tín chỉ theo hướng tiếp cận với chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Các chương trình đào tạo phải được xây dựng một cách khoa học và mang tính năng động cao vừa thỏa mãn yếu tố đi trước của chi thức vừa đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực. Các chương trình đào tạo phải được tinh giản: Giảm tải giờ học trên lớp, tăng cường thảo luận, trao đổi và tự học, tự nghiên cứu dười nhiều hình thức. Nên lợi dụng thời cơ này để tiến hành hiện đại hóa chương trình đào tạo, mạnh dạn cắt bỏ những môn học, phần học cũ để bổ sung những nội dung mới cần thiết hơn. Các chương trình đào tạo phải được công bố công khai trên trang web và thông báo rộng rãi cho người học.

    3. Thay đổi phương pháp dạy và học. Để đào tạo theo tín chỉ có kết quả cần thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Đối với giảng viên cần chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp "lấy người học làm trung tâm" phát huy tính sáng tạo của sinh viên chuyển từ truyền đạt kiến thức sang "dạy cách học" là chủ yếu. Đối với sinh viên cần chuyển từ cách học thụ động sang học chủ động, tích cực; tăng cường việc tư học, tự nghiên cứu; phát huy vai trò trung tâm của quá trình đào tạo.

    4. Phát triển hệ thống tài liệu học tập. Muốn đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực cần có hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đủ đáp ứng nhu cầu của người dạy lẫn người học. Vì vậy, cần tăng cường công tác biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo. Ngoài ra, cần có hệ thống tin thư viện đủ mạnh đảm bảo gắn kết được các đơn vị trong trường và các cơ sở bên ngoài.

    5. Phòng đào tạo các đơn vị phải thống nhất quản lý mọi hoạt động đào tạo. Do vậy, các cán bộ quản lý đào tạo cần được bồi dưỡng kiến thức về quản lý đào tạo theo tín chỉ và sử dụng thành thạo phần mềm quản lý. Đồng thời, cần có một hệ thống công cụ quản lý đầy đủ, đó là phần mềm quản lý. Đồng thời, cần có một hệ thống công cụ quản lý đầy đủ, đó là phần mềm quản lý thích hợp đảm bảo quản lý tới từng sinh viên, các văn bản pháp quy phục vụ cho hình thức đào tạo mới như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ, các quy định về trách nhiệm của các bộ phận đáp ứng cho cả quy trình đào tạo, niên giám, sổ tay sinh viên....Triệt để áp dụng thông tin vào quản lý.

    6. Cải tạo và nâng cấp cơ sở phục vụ đào tạo. Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi phải có các phòng học đa chức năng, đa phương tiện, các phòng học lớn nhỏ khác nhau.

    7. Thay đổi phương thức quản lý sinh viên. Để tổ chức đào tạo theo tín chỉ cần xây dựng hệ thống cố vấn học tập gồm các thầy, cô giáo am hiểu về chương trình, tinh thông về nghề nghiệp đủ khả năng tư vấn cho sinh viên lựa chọn lịch trình học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. Khi sinh viên nhập học, bố trí các lớp cố định trong suốt thời gian học tập để sinh viên sinh hoạt đoàn thể với nhau. Trong từng học kỳ căn cứ vào đăng ký học tập của sinh viên để thành lập các lớp theo học phần.

    8. Lịch giảng dạy (thời khóa biểu) phải được triển khai nghiêm túc. Khi giảng viên phụ trách vì lý do nào đó không đến giảng dạy được phải bố trí người khác dạy thay theo đúng lịch trình. Mỗi sinh viên phải được cung cấp một thời khóa biểu riêng vì mỗi sinh viên sẽ lựa chọn chương trình học tập riêng cho mình. Sinh viên chạy tìm lớp

    9. Để tổ chức đào tạo theo tín chỉ có hiệu quả, mỗi giảng viên phải giảng dạy được nhiều học phần khác nhau và mỗi học phần có nhiều giảng viên có thể giảng dạy. Có như vậy mới thực hiện được đúng lịch giảng dạy.

    10. Thu học phí của sinh viên theo số lượng tín chỉ của các học phần sinh viên đăng ký học và khối luợng kiến thức của mỗi học phần.

    11. Cần tổ chức thi và đánh giá việc học của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan. Tổ chức thi và đánh giá theo nhiều phương pháp nhiều hình thức khác nhau.

    5. Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    5.1. Chương trình đào tạo.

    1. Công khai hóa chương trình đào tạo

    2. Hệ thống mã hóa các học phần phải đảm bảo tính chính xác (mã hóa môn học theo quy định, xắp xếp các môn học theo trình tự logíc: môn tiên quyết, môn học trước-sau, môn học song hành).

    3.

    3. Kế hoạch chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật.

    3.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo các cấp và phân công nhiệm vụ:

    * Cấp trưòng: Thành lập Ban chỉ đạo của Trường do Hiệu trưởng đứng đầu. ban chỉ đạo có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng (trưởng khoa) về việc xác định lộ trình, các công việc cần chuẩn bị, triển khai và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị và cá nhân. Ban chỉ đạo cử ra Ban thường trực do Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo làm Trưởng ban. ban thường trực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ do ban chỉ đạo đã đề ra và thủ trưởng đơn vị đã quyết định.

    Phòng Đào tạo dưới sự chỉ đạo cảu Ban thường trực chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và là đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc đào tạo theo tín chỉ.

    - Xây dựng đề án đào tạo theo tín chỉ và xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể.

    - Soạn thảo các văn bản liên quan đến đào tạo theo tín chỉ như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ của trường, chương trình đào tạo, niêm giám, sổ tay sinh viên...; các loại biểu mẫu cần thiết cho công tác quản lý trình Hiệu trưởng, trưởng khoa phê duyệt.

    - Tổ chức việc chuẩn bị cho đào tạo theo tín chỉ (phổ biến quán triệt chủ trương, tổ chức tập huấn, tổ chức xây dựng chương trình, phổ biến chương trình...) và việc tổ chức thực hiện đào tạo theo tín chỉ ơt tất cả các khâu.

    Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 - 6/2007.

    3.4.2. Quán triệt chủ trương tới toàn thể lãnh đạo các cấp, giảng viên và cán bộ công chức của đơn vị.

    Điều kiện tiên quyết để chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo thoe tín chỉ là phải có sựu đồng thuận và quyết tâm cao của toàn thể đơn vị từ lãnh đạo các cấp đến đội ngũ giảng viên và can bộ, công chức. Vì vậy, việc quán triệt chủ trương là việc làm cần thiết đầu tiên.

    3.4.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đạo đức theo tín chỉ cho giảng viên.

    Tổ chức và quản lý đào tạo theo tín chỉ về cơ bản khác biệt so với đào tạo theo niên chế. Để chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, cần bồi dưỡng những kiến thức chung về đào tạo théo tín chỉ cho các cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên. Các bộ môn quản ý và giảng viên chủ chốt từ Phó bộ môn trở lên nắm được các hiểu biết cơ bản về đạo đức theo tín chỉ và có khả năng triển khai thực hiện. Toàn thể đội ngũ giảng viên nắm được những hiểu biết cơ bản về đào tạo theo tín chỉ và có khả năng thực hiện.

    3.4.4. Bồi dương nghiệp vụ quản lý đào tạo the tín chỉ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo

    Hệ thống quản lý đào tạo trước đây được tổ chwucs phù hợp với đào tạo theo niên chế.Để tổ chức đào tạo theo tín chỉ cần đổi mới hệ thống quản lý đào tạo cho phù hợp, cần tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo có khả năng thích ứng với phương pháp đào tạo mới. Trước hết cần bổ sung đội ngũ để đảm bảo yêu cầu cảu công tác quản lý đào tạo theo tín chỉ. Lựa chọn những cán bộ có trình độ tin học đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công tác quản lý cho đội ngũ này một cách thường xuyên.

    Các cán bộ quản lý đào tạo được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đào tạo theo tín chỉ và có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

    Ngoài ra các đơn vị cần chủ động thường xuyên, tổ chức bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đi trước, đặc biệt là kinh nghiệm của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

    3.4.5. Chuyển đổi chương trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ

    Để tổ chức đào tạo thoe tín chỉ cần chuyển đổi, chương trình cho phù hợp với phương thức mới.

    3.4.5.1. Xây dựng khing chương trình và xác định kết cấu chương trình đào tạo.

    - Yêu cầu:

    + Chương trình đào tạo nphair được xây dựng thành các môđum kiến thức, giảm khối lượng giờ giảng dạy lý thuyết (không có nghĩa là giảm khối lượng kiến thức), tăng cường giờ học tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn, thực hành thực tập.

    + Chương trình phải đảm ảo tính khoa học, hệ thống: Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo cách tiếp cận phát triển. Chương trình phải có bố cục chặt chẽ, bao gồm hệ thống các kiến thức : Đại cương, cơ sở, ngành và chuyên ngành. Chương trình phải phân định roc các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn theo định hướng hay tư chọn theo năng khiếu .

    Xác định rõ số lượng học phần và số tín chỉ cho từng học phần. Mỗi học phần mang nội dung riêng, không trùng lặp với các học phần khác.

    Những học phần người học khó tự học cần tăng cường số giờ giảng dạy. Ngược lại, những học phần sinh viên dễ dàng tự học nên giảm thời lượng giảng dạy, chỉ tập trung vào hướng dẫn cách tự học cho sinh viên.

    + Chương trình pải đảm bảo tính cập nhật: Chương trình phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh, cập nhật kiến thức mới tạo điều kiện cho người học tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới cũng như khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

    + Chương trình pahir đảm bảo tính khả thi: Chương trình phải phù hợp với trình độ và quỹ thời gian của người học, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cảu đơn vị đào tạo.

    + Chương trình phải đảm bảo tính thừa kế: Chương trình đào tạo bao gồm các học phần có nội dung kế thừa để phát triển các kiến thức ở bậc phổ thông và các học phần học trước trong chương trình đào tạo.

    + Chương trình phải có tính tích hợp: CHương trình đào tạo cần có các học phần tích hợp kiến thức nhằm phát triển tính liên ngành, tăng hiệu quả đào tạo và dảm bảo số lượng học phần phù hợp. Không xây dựng chương trình đào tạo gồm nhiều học phần.

    + Chương trình phải đảm bảo tính liên thông: Chương trình tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tao và giữa các ngành trong và ngoài cơ sỏ đào tạo

    + chương trình phải đảm bảo tính cân đối: Tủ lệ giữa các khối kiến thức đại cương cơ sỏ và chuyên ngành phải đảm bảo cân đối và hợp lý.

    + Chương trình phải đảm bảo tính mềm dẻo: Ngoài các học phần bắt buộc, chương trình đào tạo phải có các học phần tự chọn với tỷ lệ thích hợp giúp cho người học có thể lựa chọn các học phần phù hợp với ddingj hướng nghề nghiệp, sở thích và khả năng của mỗi cá nhân.

    + Chương trình phải phù hợp với thực tiễn: Chương trình đào tạo phải đảm bảo cung cấp các kiến thức đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

    - Người thực hiện: Hội đồng khoa học - đào tạo của các đơn vị.

    - Nội dung: Xây dựng khùng chương trình và xác định kết cấu chương trình đào tạo (xác định số lượng tín chỉ cho toàn bộ chương trình; số tín chỉ cho từng khối lượng kiến thức: Đại cương, cơ sỏ, chuyên ngành; số lượng, tên các học phần; phân định các học phần tự chọn; số tín chỉ của từng học phần).

    - Thời gian thực hiện: Từ 6 - 12/2007

    - Kinh phí: Các đơn vị tự lo

    - Kết quả cần đạt được: Xây dựng được chương trình đào tạo của các ngành học phù hợp, đáp ứng các yêu cầu kể trên.

    3.4.5.2. Xây dựng đề cương chi tiết các học phần

    Sau khi xây dựng xong khung chườn trình đào tạo và xác định số lượng tín chỉ cho từng học phần cần triển khai xây dựng đề cương chi tiết cho các học phần. Đề cương của tất cả các học phần phải được chuẩn bị đầy đủ và công bố công khai cho người học để họ chủ động sưu tầm tài liệu tham khảo và xây dựng kế hoạch học tập.

    - Yêu cầu:

    Đề cương chi tiết các học phần được biên soạn kỹ đảm bảo các yêu cầu:

    + Cung cấp cho người học các thông tin cần thiết về mục đích, nội dung của học phần và yêu cầu học tập.

    + Đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đảm bảo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá.

    + Tạo ra công cụ pháp lý để có thể kiểm tra việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên.

    + Tăng cường khâu tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động,sáng tạo của sinh viên.

    - Nội dung:

    Đề cương học phần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung như:

    + Thông tin về giảng viên: Cùng cấp đầy đủ thông tin về học tên, chức danh, học vị, địa vị, địa chỉ, hướng nghiên cứu .... của giảng viên phụ trách môn học;

    + Thông tin chùng về học phần: tên, mã số, trình độ, số tín chỉ của học phần, tự chọn hay bắt buộc, các học phần tiên quyết, các yêu cầu khác.

    + Mục tiêu của học phần: Cần nêu rõ vai trò, vị trí của học phần trog chương trình đào tạo. Nêu đầy đủ, rõ ràng các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học cần nắm vững sau khi học song học phần. Mục tiêu ủa học phần phải phù hợp với ục tiêu chung của vả chương trình.

    + Nội dung của học phần: Tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ nội dung học phần. Cần nêu đầy đủ các chương trình, mục, tiểu mục đến 3 chữ số; nêu rõ thời lượng (lý thuyết,, thực hành). Nội dung của học phần phải cập nhật, có tính khả thi , đáp ứng mục tiêu đào tạo và phù hợp với tình độ người học.

    + Hình thức kiểm tra đánh giá: Ghi rõ các yêu cầu về đánh giá việc tham gia học tập trên lớp, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu; kiểm tra đánh giá trong kỳ và cuối kỳ. Thời gian kiểm tra, đánh giá cần được thông báo rõ ràng, cụ thể để người học tiện chuẩn bị. Hình thức kiểm tra, đánh giá cần được lựa chọn phù hợp đảm bảo khoa học, chính xác, khách quan, công bằng và đa dạng.

    + Thang điểm: Định rõ trọng số cho từng điểm thành phần của học phần và thang điểm sử dụng để đánh giá trong từng lần kiểm tra, thi...

    + Phương pháp giảng dạy: Cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể của học phần. Coi trọng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng.

    + Tài liệu học tập: Phải đảm bảo đầy đủ (mỗi học phần phải có đề cương chi tiết, kế hoạch bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo); cập nhật (tài liệu phải bảo đảm cập nhật nhất trong lĩnh vực chuyên môn); phù hợp với mục tiêu, nội dung và yêu cầu của học phần; đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, có địa chỉ rõ dàng để người đọc có thể tìm được dễ dàng. Cần phân biệt tài liệu thành 2 loại: bắt buộc và khuyến khích tham khảo.

    - Người thực hiện: Các khoa, bộ môn và các giảng viên phụ trách môn học.

    - Thời gian:

    + Đối với các học phần Giáo dục đại cương: từ tháng 1-3/2008.

    + Đối với các học phần Cơ sở và chuyên ngành: từ tháng 1- 6/2008.

    - Kinh phí cho toàn bộ phần chuyển đổi chương trình (xây dựng khung chương trình và đề cương chi tiết): 3.132.000.000đ.

    - Nguồn kinh phí: các đơn vị tự lo.

    - Kết quả cần đạt được: Các chương trình được chuyển đổi phù hợp với đào tạo theo tín chỉ và đáp ứng các yêu cầu kể trên.

    3.4.6. Xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án) các học phần.

    Sau khi có đề cương chi tiết cần tổ chức việc xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án).

    - Yêu cầu: Kế hoạch bài giảng được xây dựng chi tiết cho từng nội dung của học phần (chương, bài), xác định rõ mục đích, yêu cầu (mục tiêu) về kiến thức kỹ năng, thái độ; phân bổ thời lượng cho các mục; nội dung; phương pháp giảng dạy; vật liệu giảng dạy cho từng nội dung.

    - Người thực hiện: Giảng viên phụ trách học phần.

    - Thời gian:

    + Đối với các học phần đại cương: từ tháng 4-8/2008.

    + Đối với các học phần chuyên môn: từ tháng 7/2008 - 6/2009.

    - Kinh phí: Đây là nhiệm vụ của giảng viên, nhà trường có thể hỗ trợ (nếu có).

    - Kết quả cần đạt được: Tất cả giảng viên phải có kế hoạch bài giảng đáp ứng các yêu cầu trên.

    3.4.7. Xây dựng quy chế và các văn bản pháp quy.

    Điều kiện tiên quyết để vận hành học chế tín chỉ là phải có hệ thống công cụ quản lý đầy đủ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ. Đó là hệ thống các quy chế, quy định kèm theo như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ; các quy định và đăng ký học, giảng dạy, về quản lý sinh viên, về kiểm tra đánh giá , về thu học phí... Cần thiết kế và phát hành các tài liệu hướng dẫn (niên giám, sổ tay sinh viên), các loại mẫu biểu (mẫu đăng ký học, mẫu thời khóa biểu, mẫu phiếu điểm...).

    - Người thực hiện:

    + ĐHTN: Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng Quy chế đào tạo theo tín chỉ trên cơ sở Quy chế của Bộ và cung cấp các tài liệu cần thiết để tham khảo.

    + Các đơn vị: Xây dựng Quy chế riêng của mình và các văn bản, quy định liên quan trên cơ sở quy chế của Bộ.

    - Thời gian: từ tháng 9/2007 - 3/2008

    - Kinh phí: Các đơn vị tự lo.

    3.4.8. Mua phần mềm quản lý quản lý đào tạo theo tín chỉ, tập huấn sử dụng phần mềm và xây dựng dữ liệu.

    Phần mềm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc vận hành hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Nó là điều kiện không thể thiếu và mang tính quyết định đến thành công của việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Phần mềm phải mang tính đồng bộ, hệ thống, quản lý qua mạng, phục vụ việc quản lý các bộ phận chức năng như: Đăng ký học tập, xếp lớp, xây dựng lịch học và thi, quản lý điểm, thu học phí, quản lý sinh viên, tính điểm trung bình, xếp loại, xét tốt nghiệp.

    Để sử dụng hiệu quản có phần mềm có hiệu quả các cán bộ trực tiếp quản lý phải được tập huấn.

    Để vận hành hệ thống tín chỉ từ việc đăng ký học, xếp lớp, xây dựng lịch học, quản lý sinh viên, quản lý học phí, quản lý điểm nhất thiết phải có hệ thống dữ liệu được mã hóa đồng bộ, hoàn chỉnh và thống nhất và thống nhất sử dụng chung trong toàn trường. Đó là việc mã hóa các dữ liệu như: mã sinh viên, mã giảng viên, mã giảng đường, mã học phần, mã lớp- khóa học, mã lớp học phần...

    Việc mua phần mềm và tập huấn thực hiện theo kế hoạch trong Dự án TRIG ĐHTN. Công việc này phải thực hiện xong trước tháng 12/2008.

    Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, các đơn vị cần thực hiện từ tháng 12/2007 đến 6/2008 và sau đó tiếp tục bổ xung.

    Kinh phí cho việc mua phần mềm và tập huấn sử dụng kinh phí trong dự án TRIG. Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu các đơn vị tự lo.

    3.4.9. Đẩy mạnh công tác biên soạn sản xuất giáo trình, tài liệu.

    Một trong những điều kiện để vậ hành tốt hệ thống tín chỉ là cung cấp đầy đủ cho sinh viên giáo trình các môn học, tài liệu tham khảo... Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác giáo trình theo đề án của Đảng ủy ĐHTN và kê hoạch trong dự án tham gia TRIG ĐHTN. Ngoài ra các đơn vị cần đầu tư thêm để xuất bản giáo trình, in ấn bài giảng, tài liệu và mua sách...

    3.4.10. Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập.

    Đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu bắt bược trong đào tạo theo tín chỉ, vì một trong những yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ là giảm số giờ giảng lý thuyết, tăng thời gian thảo luận, tự học, tự nghiên cứu. Để đào tạo theo tín chỉ có hiệu quả cần thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy đảm bảo phù hợp với từng nội dung cụ thể của học phần. Đối với giảng viên cần chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp "Lấy người học làm trung tâm" phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng thực hành tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng, chuyển từ truyền đạt kiến thức sang "dạy cách học" là chủ yếu. Đối với sinh viên cần chuyển từ cách học thụ động sang học chủ động, tích cực, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu; phát huy vai trò trung tâm của quán trình đào tạo.

    Do vậy, các đơn vị cần chủ động tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy và đầu tư thích đáng cho công tác này.

    Phương pháp giảng dạy phải được thể hiện trong đề cương chi tiết, trong kế hoạch bài giảng của từng học phần và được công bố rộng rãi cho người học.

    3.4.11. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.

    Trong đào tạo theo tín chỉ, cần tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan. Tổ chức thi và đánh giá theo phương pháp, nhiều hình thức khác nhau. Các đơn vị tổ chức thực hiện theo kế hoạch của Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

    3.5.12. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện đào tạo theo tín chỉ.

    Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi có hệ thống phòng học đa chức năng , đa phương tiện, đảm bảo bố trí các lớp học lớn nhỏ khác nhau. Các đơn vị phải chủ động tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo yêu cầu.

    Đặc biệt, đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi xây dựng hệ thống đường truyền và mạng máy tính đủ mạnh để đảm bảo thông tin thông suốt, cung cấp thông tin nhanh chóng, linh hoạt. Trang web của các đơn vị cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người học.

    Ngoài ra, các đơn vị cần trang bị các thiết bị chuyên dựng phục vụ công tác quản lý đào tạo như: Máy quét quang học, máy in chuyên dụng, máy photocopy siêu tốc.

    3.6. Các biện pháp thực hiện

    - Tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong toàn đại học và trong từng đơn vị.

    - Huy động toàn thể lãnh đạo, đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức tham gia và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng.

    - Tập trung cao độ nguồn nhân lực, vật lực cho việc chuẩn bị và triển khai.

    - Tích cực tổ chức tham khảo, học tập kinh nghiệm của các trường đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ.

    - Vừa làm vừa tổ chức rút kinh nghiệm, thận trọng trong từng bước đi đảm bảo chắc chắn thắng lợi.

    Như vậy, bên cạnh thuận lợi, Đại học Thái Nguyên sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, đây là những khó khăn tất yếu trong quá trình phát triển mà bất cứ trường đại học nào ở Việt Nam cũng đều gặp phải ở những mức độ khác nhau. Việc chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ là quá trình tất yếu, phù hợp với xu thế chug, nhằm từng bước tiến tới các chuẩn mực của khu vực và quốc tế. Công việc này đòi hỏi tập trung nhiều công sức và nguồn lực của toàn Đại học. Nhưng với quyết tâm cao và nỗ lực của các cấp lãnh đạo và toàn thể đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức trong toàn Đại học chắc chắn việc đào tạo theo tín chỉ ở Đại họ Thái Nguyên sẽ thu được kết quả tốt.

Thursday, May 31, 2007

Sơ lược sự ra đời của hệ thống kế toán tài chính thế giới và Việt Nam

Sơ lược sự ra đời của hệ thống kế toán tài chính thế giới và Việt Nam
09/05/2007
Xem hình

Kế toán là một công cụ hữu hiệu giúp cho không chỉ các nhà quản lý nắm được thực trạng tài chính nhằm hoạch định kế hoạch phát triển cho tương lai của công ty mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư tài chính, các ngân hàng, Nhà nước… nhằm phục vụ cho những mục đích của mình.

Hạch toán kế toán gắn liền với sản xuất do đó ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ người ta đã sử dụng hạch toán kế toán đẻ ghi chép theo dõi quá trình sản xuất.

Các bản ghi kế toán đã xuất hiện từ năm 8500 trước công nguyên ở Trung Á, viết bằng đất sét thể hiện các hàng hoá như bánh mỳ, dê, quần áo... Bản ghi này được gọi là bullae, một dạng hoá đơn ngày nay. Bullae được gửi cùng với hàng hoá nhằm giúp người nhận kiểm tra lại chất lượng và giá cả của số hàng mình nhận được. Lúc này vẫn chưa có hệ số đếm khác nhau cho đến năm 850 trước công nguyên, hệ số đếm Hindus-Arabic ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay. Việc giữ các bản ghi vẫn chưa được hình thức hoá cho tới mãi thế thứ 13, xuất phát từ các giao dịch kinh doanh và ngân hàng tại Florence, Venice and Genoa. Tuy nhiên, các tài khoản không thực sự thể hiện được bản chất nghiệp vụ giao dịch và hiếm khi cân đối.

Tuy nhiên phải đến năm 1299 con người mới phát triển hệ thống thông tin tài chính gồm tất cả các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán kép và vào năm 1494 Luca Pacioli tác giả cuốn Summa hệ thống kế toán kép mới được miêu tả một cách cụ thể và rõ nét. Sau đó 377 năm Josial Wedwood là người đầu tiên hoàn thiện hệ thống kế toán giá thành. Hệ thống kế toán từ đó đã ngày càng được hoàn chỉnh hơn với việc hoàn thiện hệ thống kế toán giá thành hiện đại của Donaldson Brown- Giám đốc điều hành của General Motor.

Hiện nay trên thế giới đã có một tổ chức riêng ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm Tổ chức ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC), Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC).

* IASCF có trách nhiệm giám sát IASB, là tổ chức ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). SAC có trách nhiệm tư vấn các vấn đề kỹ thuật và lịch làm việc cho IASB. IFRIC, dưới sự quản lý của IASB, có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế.

* IASCF gồm mười chín (19) ủy thác viên gồm sáu (6) từ Bắc Mỹ, sáu (6) từ châu Âu, bốn (4) từ châu Á - Thái Bình Dương, và ba (3) từ bất kỳ khu vực nào khác miễn là sự cân bằng về khu vực địa lý được giữ vững.

* IASB có 14 thành viên đến từ 9 quốc gia có trách nhiệm thiết lập các chuẩn mực kế toán. Các thành viên của IASB được lựa chọn theo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chứ không phải theo khu vực bầu cử hay quyền lợi khu vực. Các thành viên của IASB có nguồn gốc là các kiểm toán viên thực hành, người lập các báo cáo tài chính, người sử dụng các báo cáo tài chính, và từ hàn lâm. Bảy trong 14 thành viên có trách nhiệm trực tiếp liên hệ với một hay nhiều hơn các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia. Việc công bố một chuẩn mực, dự thảo, hay hướng dẫn cần được sự tán thành của 8 trên 14 thành viên.

* Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) bao gồm các nhóm cá nhân có các nguồn gốc chức năng và khu vực địa lý khác nhau nhằm cố vấn cho IASB và đôi khi, cho các ủy thác viên.

* Các thành viên của IFRIC đến từ các khu vực địa lý rộng rãi, có trình độ giao dịch cao, đại diện của các kế toán viên trong các ngành nghề và người sử dụng các báo cáo tài chính.

* Thêm vào đó, tất cả các thành viên của IASB có trách nhiệm liên hệ với các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia không có thành viên của IASB trong tổ chức lập quy của họ. Ngoài ra, nhiều quốc gia này cũng có mặt trong Hội đồng cố vấn chuẩn mực.

* Như vậy, trên thế giới hệ thống tài chính kế toán đã có được sự thống nhất cơ bản để các nước dựa vào đó xây dựng các chuẩn mực tài chính kế toán của mình.

Tại Việt Nam hệ thống tài chính kế toán đã phát triển qua ba giai đoạn chính

accounting.gifTrước những năm 1990: Đây là giai đoạn mà nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao cấp, các thành phần kinh tế chỉ có quốc doanh, tập thể và cá thể mà giữ thành phần chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh và không có các hoạt động thương mại buôn bán tự do trên thị trường. Do đặc điểm này mà hoạt động nghề nghiệp của các kế toán viên chủ yếu tuân thủ theo nội quy, quy định của Bộ Tài chính – cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản lý tài sản XHCN.

Từ năm 1991 đến năm 1994: Đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ trong lĩnh vực kế toán ra đời như khái niệm lãi, lỗ, lợi nhuận… mà đối với nhiều kế toán viên chỉ quen làm trong nền kinh tế bao cấp là khá trừu tượng và khó hiểu.

Do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn từ năm 1995 đến nay chính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển cao nhất và hoàn thiện nhất. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay hệ thống kế toán toán tài chính nước ta đã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán. Sự phát triển vượt bậc này được đánh dấu bởi sự ra đời của Luật kế toán Việt Nam do quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng như các chuẩn mực về kế toán tài chính riêng của Việt Nam đã được ban hành.

Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội bộ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng này là vào năm 1996 Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Tính đến ngày 31/12/2006 ở Việt Nam đã có 120 công ty kiểm toán độc lập.

Admin (Theo saga.vn
http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1110

Wednesday, May 30, 2007

Luật Doanh nghiệp mới có gì mới?

Luật Doanh nghiệp mới có gì mới?: Kỳ 1: Một số điều đáng quan tâm...
13/07/2006

Ngoài sự bao quát về đối tượng điều chỉnh, bao gồm doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và nhà nước, Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN 2005, có hiệu lực từ ngày 1-7-2006) có nhiều bổ sung mới, được thay đổi hoặc chỉnh sửa tốt hơn nhiều so với Luật Doanh nghiệp 1999 (LDN 1999).

Những quy định chung

Với nội dung dày hơn, số điều luật nhiều hơn (tăng 48 điều, từ 124 lên 172), LDN 2005 nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể, nếu không muốn nói là có bước tiến dài, có khả năng chuyển tải thông điệp sẵn sàng hội nhập cho nền kinh tế, và là chỗ dựa tốt hơn cho doanh nghiệp và người đầu tư. Thế những nét lớn qua đó là gì? Là tính chi tiết cần thiết để có sự cụ thể và rõ ràng hơn giữa các mối quan hệ trong hành xử; tính chặt chẽ hay cởi mở hơn tùy theo phạm vi điều chỉnh, tính minh bạch và những quy định có ý nghĩa hành lang để bảo vệ nhà đầu tư, các chủ thể tham gia... Những nội dung này được thiết đặt bàng bạc trong luật mới và cần tới đâu ta sẽ tham khảo tới đó. Bài này chỉ nêu lên một số thông tin minh họa nổi bật.

Có thể thấy ngay trong phần định nghĩa nhiều khái niệm đã thay đổi. Điển hình như những người sáng lập doanh nghiệp, vốn trước đây do không rõ ràng nên gây tranh cãi (sự cố nổi đình nổi đám tại Công ty Tràng Tiền, Hà Nội, hồi năm 2001 là ví dụ), thì nay đã cụ thể hơn với một ý bổ sung nhỏ là người “ký tên” vào bản điều lệ. Một trường hợp khác, nếu trước ngày 1-7-2006, công chức dễ bị khước từ tham gia góp vốn vào các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) do người quản lý doanh nghiệp đã được LDN 1999 định nghĩa là thành viên hội đồng thành viên thì nay vấn đề đã được hóa giải với một thay đổi nhỏ để chỉ là chủ tịch hội đồng thành viên. Ta để ý điều 6 của luật mới nói về “tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp” cũng đã nhẹ hơn rất nhiều so với điều 5 luật cũ.

Các điều khoản về tên doanh nghiệp tuy được quy định khá dài và chi tiết hơn nhưng lại có vẻ nhẹ nhàng hơn xưa do chính ở sự rõ ràng... Nếu không bị các văn bản dưới luật hoặc thực tế triển khai vô hiệu, thì với quy định: “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt” sẽ giúp cởi trói cho nhiều trường hợp. Do chỉ cần viết được bằng tiếng Việt (chứ không phải được viết), doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong ý đồ đặt tên và xây dựng thương hiệu cho mình. Trong quá khứ, đây có khi lại là những tình huống khó xử nếu lỡ bị trùng, phải quay qua mượn chức năng hoạt động là cách rất luộm thuộm... Nay doanh nghiệp có thể “điệu” một chút để né trùng, lại có tên hay. Ví dụ, Công ty TNHH Nam Mai có thể được viết cách điệu thành Công ty TNHH Namai; hoặc là Bino chứ không cần phải là Bi Nô. Ngoài ra, quy định “Tên viết tắt... được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài” cũng cho thêm một cửa ra, nếu đó là doanh nghiệp Tây, hay doanh nghiệp ta mà muốn Tây một chút. Thật ra, do luật mới là luật chung cho cả ta lẫn Tây nên cũng cần chút hội nhập vậy.

Một tiểu tiết mới đáng lưu ý khác là quy định “phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính...” đã được luật định hẳn hoi. Đã vậy thì doanh nghiệp hãy coi chừng, tùy tiện là có thể bị kiện như chơi. Bên cạnh quy định về văn phòng đại diện và chi nhánh, chi tiết về “địa điểm kinh doanh” cũng đã được bổ sung vào luật mới. Điều này mới nghe chẳng có gì, nhưng quên “địa điểm kinh doanh” cũng có thể tạo ra lắm khó xử. Chẳng hạn cửa hàng hay phòng trưng bày của doanh nghiệp trước đây chẳng biết phải theo thủ tục nào...

Nếu những quy định chung (vừa được lược qua) là cần cho giới tổ chức và quản lý doanh nghiệp, thì việc tìm hiểu cụ thể từng loại hình doanh nghiệp có lẽ sẽ thu hút sự quan tâm rộng hơn. Nhìn chung, luật mới chú trọng đến môi trường minh bạch, đảm bảo sự công bằng, trung thực, tính bảo vệ (người đầu tư) cao hơn. Do có độ phổ biến cao, dưới đây ta sẽ lướt qua một số ý lớn của hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.


Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên

Ngoài nhiều chi tiết mới hoặc đã được chỉnh sửa nghiêm hơn (đã nghiêm thì thường là tốt), quyền của thành viên nhỏ được nâng lên thấy rõ. Chỉ cần một tỷ lệ sở hữu vốn 25% (thay vì 35% như luật cũ) là (các) thành viên đã có thể tiến hành thực hiện một số quyền quan trọng (điều 41). Trường hợp có một thành viên trong công ty sở hữu hơn 75% vốn điều lệ thì quyền vừa nói sẽ trở thành đương nhiên. Theo điều 45 thì thành viên còn có thể dùng vốn góp của mình để cho tặng (khoản 5) hoặc trả nợ (khoản 6), những nội dung này luật cũ không có.

Các điều khoản liên quan đến “họp hội đồng thành viên” đã có những thay đổi quan trọng. Nếu trước đây cuộc họp có thể tiến hành khi có số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất là 65% vốn điều lệ thì nay con số này đã được nâng lên 75% (cần sự hiện diện nhiều hơn). Quyết định của hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp cũng cần tỷ lệ cao hơn, là 65% tổng số vốn điều lệ dự họp chấp thuận, thay vì trước đây chỉ cần 51% (cần sự đồng thuận cao hơn). Cũng giống như thế, việc thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, tỷ lệ này theo luật mới cần đến 75% đại diện chủ sở hữu vốn điều lệ chấp thuận so với LDN 1999 là 65%. Tuy nhiên, phần quy định về các vấn đề “phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp” (nghĩa là không thể áp dụng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản) tại điều 52, khoản 1 (luật cũ không có) lại có thể sẽ bị vô hiệu hay gây tranh cãi, nếu có sự diễn dịch theo chủ quan từ câu dẫn “Trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác...”. Ý luật là buộc nhưng văn luật lại tùy (?).

LDN 2005 cũng đã dành riêng một điều mới (điều 54) để quy định cụ thể về “thủ tục thông qua quyết định của hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản”. Một điều mới khác cũng đã được đưa vào luật để nói về “tiêu chuẩn và điều kiện chức vụ tổng giám đốc” (điều 57). Cho dù khoản 1.b của điều này có vẻ hơi cứng một tí với quy định “Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ”, nhưng ta hãy lưu ý từ “hoặc...” theo sau ngay đó đã hóa giải...

Cùng một chiều hướng minh bạch, một số điều luật khác cũng đã quy định chi tiết hơn về mặt hoạt động của loại công ty TNHH từ hai thành viên trở lên. Chẳng hạn, điều 59 về “Hợp đồng, giao dịch phải được hội đồng thành viên chấp nhận” có nội dung dài gấp đôi luật cũ, quy định thêm về tỷ lệ biểu quyết (phải cần trên 75% đồng ý). Một số nội dung khác có liên quan đến doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng nên được xem kỹ.

Admin (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Kỳ 2: Hy vọng hiệu lực triển khai

20/07/2006


Công ty TNHH một thành viên

Một trong những nội dung mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN 2005) là phần về công ty TNHH một thành viên. Nếu ở luật cũ, các điều khoản dùng để chuyển tải loại hình doanh nghiệp này chỉ gói gọn trong chừng một trang, thì luật mới đã tăng lên ít nhất là gấp năm lần, nội dung thì có nhiều điểm rất mới.

Nếu trước đây công ty TNHH một thành viên chỉ có thể được thành lập bởi một tổ chức, thì nay không cần như vậy. Một cá nhân cũng có thể đứng ra thành lập loại hình công ty một chủ này. Nhưng cũng do “mở cửa” cho các chủ sở hữu cá nhân vào sân chơi này, luật đã thận trọng dựng lên các “dải phân cách” cùng nhiều chỉ dẫn khác để cho biết “anh” nào được làm gì, được làm thế nào và tới đâu... Chính vì vậy đã có một sự phân định khá rõ trong luật, và cũng dễ thấy loại công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu sẽ hơi khác so với loại có chủ sở hữu là cá nhân.

Cụ thể, về “cơ cấu tổ chức quản lý công ty” (điều 67), tùy theo số nhân sự được bố trí làm đại diện, loại do tổ chức làm chủ sở hữu sẽ áp dụng một trong hai cách sau: (1) trường hợp có ít nhất hai người được tổ chức bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu ấy là “Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc - Kiểm soát viên”. Hoặc (2) trường hợp chỉ có một người được tổ chức bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu sẽ là “Chủ tịch công ty - Tổng giám đốc - Kiểm soát viên”. Như vậy, chỉ với cách (1) thì công ty mới có chủ tịch hội đồng thành viên, và chức vụ này sẽ do chủ sở hữu công ty chỉ định (điều 68). Còn đối với công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì, theo luật, chỉ có mỗi một đường (lại rất ngắn) là “Chủ tịch công ty - Tổng giám đốc” (điều 74). Cũng theo luật thì “Chủ tịch công ty chính là chủ sở hữu công ty”.

Có một số điểm khác cũng rất đáng lưu ý. Theo quy định về “quyền của chủ sở hữu công ty” (điều 64) thì ở phần liệt kê dành cho loại công ty do tổ chức làm chủ sở hữu, có quyền được “thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác”. Trong khi đó, phần liệt kê dành cho loại công ty có chủ sở hữu là cá nhân thì không thấy có các quyền này (nhưng cũng không thấy cấm). Vậy ta có thể nào hiểu ngầm rằng với công ty TNHH một chủ là cá nhân thì sẽ không “đẻ con” được (?). Về tổ chức công ty, luật mới đã bỏ khái niệm hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị, thay vào đó là hội đồng thành viên và chủ tịch hội đồng thành viên (điều 67 và 68). Điều này là hợp lý và cần thiết để có sự phân biệt (giữa TNHH và cổ phần). Mặt khác, cũng theo luật mới thì công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ (điều 76).


Công ty cổ phần

Tinh thần chung của luật, yêu cầu minh bạch, trung thực, công bằng, để bảo vệ và duy trì niềm tin cho môi trường đầu tư, đã được tập trung khá rõ trong chương IV chế định về công ty cổ phần. Nhưng cũng do đây là loại tổ chức doanh nghiệp có “độ phức tạp cao”, làm sao để có được một môi trường đủ tốt, có khả năng tạo ra một “rừng cây lâu năm” cho nền kinh tế, là điều không dễ...

Có thể bắt đầu từ điều 79 về “quyền của cổ đông phổ thông”, đặc biệt là phần “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông” (khoản 2, 3, 4). Phần này hầu như đã được viết lại rất chi tiết và là những nội dung cần ghi nhận, làm cơ sở nghiên cứu, cân nhắc trong việc soạn điều lệ công ty. Tuy nhiên, tại khoản 1, điều 80, quy định “nghĩa vụ cổ đông phổ thông phải thanh toán đủ số cổ phần mua trong thời hạn 90 ngày” có vẻ đã nhầm với quy định về cam kết của cổ đông sáng lập. Cũng vậy, ở khoản 5.c, “cổ đông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty... thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty” đã nhầm với quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty (vì tư cách cổ đông không làm được việc này).

Về “cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập” (điều 84), luật mới đã bổ sung một số điểm có tính điều chỉnh cụ thể, có ý nghĩa thực thi rất đáng chú ý. Chẳng hạn, “trường hợp cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán hết trong thời hạn ba năm” (khoản 4). Quy định này là mới và hợp lý. Thế nhưng, quy định “cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần... phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh” (khoản 4, điều 86) nếu có cần thiết với công ty đại chúng thì e rằng sẽ ít ý nghĩa (lại có hơi phiền) với các công ty cổ phần nội bộ, là loại nhỏ chiếm đa số hiện nay ở ta. Vả lại, nếu sở hữu 5% đã được xem là cổ đông lớn, thì tại sao tại khoản nói về “hợp đồng, giao dịch phải được đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) hoặc hội đồng quản trị chấp thuận” (điều 120) cổ đông lớn lại được nới đến 35%? (Luật cũ là 10%). Mặt khác, quy định về “số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu” trên giá bán cổ phần cho người môi giới hoặc người bảo lãnh mà “phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết” (điều 87.1.c) thì e sẽ khó bán được nhanh.

Trong luật cũng có một số thay đổi tuy nhỏ mà không nhỏ, như việc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (điều 91) quy định “hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần... trong mỗi 12 tháng”. Hoặc, việc chi trả cổ tức sẽ không còn tình trạng “ăn đong” với quy định khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty (điều 93). Đồng thời, hàng loạt tỷ lệ liên quan đến điều kiện họp ĐHĐCĐ, tỷ lệ tối thiểu trong biểu quyết thông qua (điều 102, điều 104) đã được nâng lên. Thông thường, các mức 51% của luật cũ nay là 65%, các mức 65% nay là 75%, ngoại trừ hình thức lấy ý kiến bằng văn bản đã được nâng từ 51% lên 75%.

Liên quan đến ĐHĐCĐ, việc họp và lấy ý kiến bằng văn bản, LDN 2005 có hai điều mới quy định về trình tự, thủ tục, các yêu cầu cần tôn trọng hoặc phải thực hiện. Cụ thể, điều 103 nói về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ, trong số những nội dung cơ bản có cả nội dung về tình huống hoãn hoặc dừng họp ĐHĐCĐ (luật cũ không có). Không biết nếu luật mới có hiệu lực sớm hơn thì “bi kịch” Đay Sài Gòn có dễ phân xử hơn? Tương tự, điều 105 quy định về thẩm quyền và thể thức thông qua quyết định của ĐHĐCĐ theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản cũng hoàn toàn mới. Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên nay cũng đã được nới đến tháng 4, thay vì chỉ trong quí 1 như luật cũ.

Về hội đồng quản trị (từ điều 108-115) có một số nội dung cần ghi nhận. “Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là năm năm - Nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị là không quá năm năm”. Cách quy định này có cái lý riêng. Vậy có lẽ các công ty niêm yết sẽ phải thay đổi cách bầu luân phiên như theo điều lệ mẫu. Thành viên hội đồng quản trị cũng đã được khẳng định “không nhất thiết phải là cổ đông của công ty”. Điều này nghe hơi lạ, nhưng là một cách làm từ lâu của thế giới, vấn đề là cần biết rõ và nắm vững đó là gì. Đối với tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị, tuy luật có ghi “là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông” nhưng đó chỉ là một chuẩn. Luật mới còn quy định “cuộc họp của hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên”, là cao hơn luật cũ (chỉ cần hai phần ba). Đồng thời, một số yêu cầu liên quan đến họp hội đồng quản trị nay đã được nâng lên thành luật, gồm các đề nghị của ban kiểm soát, tổng giám đốc, của năm người quản lý, và của hai thành viên hội đồng quản trị. Vậy, dù hội đồng quản trị có 11 người thì cũng chỉ cần hai người yêu cầu là phải họp!

Luật mới cũng quy định việc bầu hội đồng quản trị theo thể thức bầu dồn phiếu (điều 104). Thể thức này đáp ứng tính đại diện tốt hơn, có lợi cho cổ đông nhỏ hay các nhóm cổ đông, hoàn toàn khác với cách ở ta thường làm trước đây. Những nội dung vừa kể kết hợp với rất nhiều chi tiết khác trong luật cho thấy hội đồng quản trị quả là đầy trọng trách, lắm áp lực. Bởi thế, nếu thành viên hội đồng quản trị mà thấy cứ “khỏe re” thì đó có thể là điều lạ...

LDN 2005 cũng đã chính thức đưa chi phí, thù lao, tiền lương của hội đồng quản trị và ban kiểm soát vào chi phí kinh doanh của công ty (điều 117). Việc công khai các lợi ích liên quan đến các “VIP” trong công ty cổ phần cũng được nêu rất chặt chẽ (điều 118) với yêu cầu phải “kê khai”, “niêm yết”, đáp ứng quyền được xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào thấy cần... Luật vậy là khá sâu. Hy vọng hiệu lực triển khai cũng đạt được độ sâu mong đợi.

Admin (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Bản điều lệ Doanh nghiệp

Bản điều lệ Doanh nghiệp
03/08/2006


Nhằm giúp các nhà đầu tư hiểu sâu hơn về Luật Doanh nghiệp để hành xử trong công việc kinh doanh, kỳ này Luật sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ phân tích về Bản điều lệ - vai trò, mục đích, tương quan giữa nó với Luật Doanh nghiệp.

Mục đích của bản điều lệ

Luật Doanh nghiệp (LDN) của Việt Nam không định nghĩa bản điều lệ (BĐL) là gì mà chỉ liệt kê các nội dung chính nó phải có (điều 15 LDN 2005). Luật công ty mẫu của Mỹ cũng không định nghĩa. Còn từ điển về luật của họ thì giải nghĩa đó là những điều khoản hành chính do một tổ chức lập nên để quy định công việc quản trị bên trong và giao dịch với bên ngoài của tổ chức ấy. Nói nôm na thì đó là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động...) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp. Trong ý nghĩa đó BĐL giống như một bản hợp đồng có “tính chất quy định”. Tuy nhiên, vì công ty là “con người do luật pháp đặt ra” nên - khác với các bản hợp đồng thông thường - BĐL có thể trưng ra được cho những người thứ ba và buộc họ phải chấp nhận (“tính chất đối kháng”) khi giao dịch với công ty.

Do “tính chất đối kháng” của BĐL nên các ngân hàng và những người muốn mua công ty xem BĐL kỹ lắm; thậm chí cả các văn bản mà đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị ban hành theo các quy định của BĐL để biết công ty được làm gì hầu ràng buộc nó vào hành vi mà nó muốn thực hiện với họ (vay tiền, hay bán mình đi).

Tương quan giữa bản điều lệ và Luật Doanh nghiệp

Như đã nêu, BĐL được soạn dựa theo các khuôn khổ của các luật khác nhau điều chỉnh sự hình thành, phát triển, kể cả sự phá sản của “cỗ xe” mà những người sáng lập muốn dựng xây bằng tiền của mình và của người khác. Luật điều chỉnh nhiều nhất trong phạm vi này là LDN. Thành ra khi soạn thảo BĐL những người sáng lập công ty sắp xếp ý muốn của họ đi theo các khuôn khổ luật định mà đã được cắt đẽo, thêm bớt theo nguyên tắc “không trái pháp luật” để thực hiện việc đầu tư của mình. Những người ấy thực sự không muốn chia xẻ quyền quản lý và điều hành công ty của mình với ai; nhưng vì cần tiền của người khác nên họ phải làm trái đi một cách bất đắc dĩ. Vậy vấn đề là chia xẻ thế nào, nhượng bớt những gì để mình không mất nhiều mà những người mình muốn họ hùn hạp chấp nhận và nằm trong khuôn khổ của luật pháp đã được vận dụng. Ngoài ra còn phải tính đến chủ trương của luật kia; nó đứng về phe nào trong số các đối tượng được điều chỉnh. Chẳng hạn, LDN năm 2005 chủ trương bảo vệ cổ đông ít vốn, và làm mạnh hơn luật năm 2000 nhiều. Khả năng xoay trở trong khuôn khổ “không trái pháp luật” mà những người sáng lập có thể làm được nằm ở cách thức và thời gian góp vốn, cơ cấu tổ chức của công ty, thủ tục họp hành, thể thức quyết định... để làm sao đạt được mục đích của mình.

Vì lẽ trên, BĐL phải du nhập vào nó những điều khoản của LDN đã “được cắt gọt” để những người sáng lập vận hành được “cỗ xe”. Nó là sự cụ thể hóa LDN vào hoàn cảnh cụ thể của một doanh nghiệp. Công việc ấy đòi hỏi người sáng lập phải thực tế, hiểu biết lòng người để đừng dại dột trói tay mình chặt hơn luật đòi hỏi. Thí dụ, luật bảo muốn ngưng buổi họp đại hội giữa chừng thì phải có 51% cổ phần của những người hiện diện chấp thuận thì BĐL đừng lý tưởng hóa lòng tốt của con người để nâng lên thành “của toàn thể cổ đông hiện diện”; hoặc luật bảo cổ phần của người từ trần sẽ được chuyển sang cho người thừa kế thì các cổ đông sáng lập có thể suy nghĩ “không trái luật” rằng: “chơi với nó thì biết chứ chơi với con hay cháu nó thì biết thế nào”; vậy họ sẽ bàn bạc để ghi trong BĐL rằng “cổ phần của người từ trần sẽ được bán lại cho công ty”. Vậy BĐL lặp lại LDN, nhưng trong một số vấn đề mà những người sáng lập quan tâm, nó đi sâu hơn, chi tiết hơn LDN. Cũng chính vì việc “đi sâu hơn” này mà các cổ đông sáng lập còn ký kết với nhau hợp đồng góp vốn trước khi ký BĐL, bởi vì có những điều họ muốn nhưng không thể ghi vào BĐL. Thí dụ A,B,C góp vốn, họ đồng ý là A sẽ luôn luôn là chủ tịch. Trong BĐL, theo LDN, họ chỉ có thể ghi “hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch” chứ không thể ghi một cách thẳng mực tàu là A được. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nữa mà các cổ đông sáng lập phải làm nhưng không thể ghi vào BĐL. Thí dụ một số việc phải làm trước khi công ty thành hình nhưng sau này công ty không thành lập được. Vì những rắc rối của cuộc đời mà LDN không thể tiên liệu được cho nên một BĐL muốn đạt mục đích “quy định” và “đối kháng” của nó thường phải mở rộng luật bằng cách vận dụng luật. Do vậy, một BĐL làm theo mẫu do cơ quan đăng ký kinh doanh đề nghị thì không bao giờ đủ, chưa kể đến việc trong đó có những điều khoản phục vụ lợi ích của cơ quan quản lý nhiều hơn là cho lợi ích của những người bỏ tiền! Và không ít lần lại ép phải dùng nữa bằng cách từ chối đăng ký! Một môi trường đầu tư thuận lợi hơn nằm nhiều ở chỗ tôn trọng quyền lợi của người đầu tư khi luật pháp được áp dụng chứ không phải ở chỗ luật thông thoáng. Luật thông thoáng nhưng đến tay các viên chức có trách nhiệm mà họ bịt lại thì muôn năm môi trường đầu tư sẽ tốt đẹp trên... lời nói!

Vai trò của bản điều lệ khi có tranh chấp trong nội bộ công ty

BĐL là sự cụ thể hóa LDN vào từng doanh nghiệp nhất định. Tính chất này cũng giống như khi hai thương gia ký hợp đồng mua bán cho một vụ giao dịch dựa trên luật thương mại hay dân sự. Trong mua bán, khi có tranh chấp thì nguyên đơn sẽ thưa rằng bị đơn vi phạm một điều nào đó trong bản hợp đồng (luật cụ thể) chứ không phải theo điều số mấy của luật thương mại (luật tổng quát). Khi xét xử, chỉ khi nào luật cụ thể thiếu hay không rõ tòa mới chiếu vào luật tổng quát, và nếu luật ấy thiếu tòa sẽ chiếu vào tập tục. Nguyên tắc này ai học luật cũng biết. Trong tương quan giữa BĐL và LDN thì nó cũng giống hệt như hợp đồng mua bán đối với luật thương mại. Vậy khi các cổ đông cãi nhau thì họ tranh chấp về một điều khoản nhất định nằm trong BĐL chứ không phải trong LDN. Đối với LDN, họ bị buộc phải tuân thủ. Họ tranh cãi với nhau về một điều khoản trong BĐL mà họ đã đồng ý với nhau là sẽ tuân giữ và đã ký tên vào đó. Họ không hề ký để nói rằng chúng ta cùng tuân thủ LDN! Bởi thế cho nên, khi các cổ đông của một công ty tranh chấp thì phải căn cứ vào BĐL trước hết để xem xét ai đúng ai sai, nếu BĐL thiếu thì mới xem đến LDN.

Tất nhiên, ở ta việc ban hành và áp dụng LDN chỉ mới có 16 năm. Chúng ta chưa quen và chưa nhuần nhuyễn trong việc áp dụng; vì thế, căn cứ pháp lý muốn sử dụng cho đúng có khi cũng không làm được. Ngoài ra, mọi việc làm còn đòi hỏi sự đồng bộ. BĐL không du nhập LDN vào thì làm sao mà có thể chỉ căn cứ vào nó? Mục đích của bài này là nêu lên một vấn đề về nhận thức: vấn đề phải như thế và cần như thế cho sự tiến bộ của chúng ta.

Bản điều lệ là sự cụ thể hóa Luật Doanh nghiệp vào hoàn cảnh cụ thể của một doanh nghiệp. Và khi các cổ đông của một công ty tranh chấp thì phải căn cứ vào bản điều lệ trước để xem xét ai đúng ai sai, nếu bản điều lệ thiếu thì mới xem đến Luật Doanh nghiệp.

Admin (Theo TBKTSG

Tuesday, May 29, 2007

10 sự kiện kinh tế - xã hội trong nước năm 2006

10 sự kiện kinh tế - xã hội trong nước năm 2006

(05/01/2007 08:30:43)

1- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững (họp từ ngày 18 đến 25-4-2006) tại Thủ đô Hà Nội là một sự kiện trọng đại trong năm qua.

Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, nhìn lại 20 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Nghị quyết Đại hội thể hiện ý chí, quyết tâm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

2 - Hoạt động của Quốc hội sôi động. Công tác giám sát được đẩy mạnh, đi vào những vấn đề cụ thể và cấp thiết trong đời sống kinh tế - xã hội. Quốc hội xem xét, ban hành nhiều đạo luật quan trọng; phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã có tiến bộ rõ rệt.

3 - Gia nhập WTO, thời cơ mới cho nền kinh tế Việt Nam. Ngày 7-11-2006, Việt Nam được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kết nạp là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức này. Đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

4 - Tổ chức thành công Năm APEC và Tuần lễ cấp cao APEC. Trong năm 2006, chúng ta đã tổ chức thành công năm APEC và Tuần lễ Cấp cao APEC được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Với thành công của APEC 2006, Việt Nam đã đạt được nhiều thoả thuận quan trọng đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nền kinh tế khác lên tầm cao mới. Chúng ta cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị với các doanh nghiệp lớn đến Việt Nam dự Tuần lễ cấp cao APEC.

5 - Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến. Năm 2006 được coi là năm kỷ lục về thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp (FDI, kiều hối) và gián tiếp (ODA). Lần đầu tiên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm cả vốn cấp mới và tăng thêm đạt mức kỷ lục: 10,2 tỉ USD và vốn thực hiện đạt cao nhất: 4,1 tỉ USD. Lượng kiều hối của kiều bào chuyển về đạt 4 tỉ USD. Tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam dịp cuối năm 2006, đã cam kết viện trợ cho Việt Nam gần 4,5 tỉ USD, mức cao nhất trong 10 năm qua.

6 - Xuất khẩu tăng kỷ lục đạt gần 40 tỷ USD. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có 9 mặt hàng vượt 1 tỉ USD; 2 mặt hàng vượt 5 tỉ USD. Ngành thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 3,36 tỷ USD.

7 - Khởi công và hoàn thành nhiều công trình xây dựng lớn. Tháng cuối năm 2006, khánh thành, đưa vào sử dụng hai cây cầu đẹp và hiện đại: cầu Bãi Cháy và cầu Thị Nại; khởi công công trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất Việt Nam với 1200MW.

Trong năm, cả nước còn triển khai khoảng 12860 dự án đầu tư phát triển, với số vốn tăng khoảng 23,5% so với dự toán năm 2005.

8 - Toàn ngành giáo dục phát động phong trào "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Đây là năm học đầu tiên ngành giáo dục triển khai đại trà việc dạy tin học trong nhà trường cũng như thực hiện chính thức phương pháp thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ban hành quy chế dạy thêm học thêm; đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.

9 - Dịch bệnh gây thiệt hại cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Nhất là bệnh vàng lùn, xoắn lá trên lúa và dịch lở mồm long móng ở gia súc gây nhiều thiệt hại. Các cấp, các ngành đã chỉ đạo chống dịch với các biện pháp: tiêm vắc-xin, khống chế vùng dịch, tiêu độc khử trùng, kiểm soát vận chuyển... Vì vậy, dịch đã chững lại.

10 - Xuất hiện nhiều "siêu bão". Năm 2006 có nhiều trận bão với sức mạnh khủng khiếp tới trên cấp 15. Trong đó, bão Chanchu (bão số 1), bão Xangsane (bão số 6) và bão Duria (bão số 9) gây thiệt hại nặng về người và tài sản cho người dân tại một số tỉnh miền Trung và miền Nam.

Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương đã tập trung mọi lực lượng, nhất là quân đội đã tích cực triển khai các biện pháp để hạn chế và khắc phục hậu quả của bão.

(Bình chọn của báo Quân đội nhân dân)

Luật Thương mại 2006: thu hẹp khoảng cách với thế giới

Luật Thương mại 2006: thu hẹp khoảng cách với thế giới - 12/10/05 -

Trong nỗ lực hội nhập quốc tế để chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 14/06/2005, Quốc hội Việt nam đã thông qua Luật thương mại sửa đổi, thay thế cho Luật thương mại cũ ban hành năm 1997. Luật thương mại 2006 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.

Cần nhắc lại rằng việc ban hành Luật thương mại năm 1997 đánh dấu một mốc quan trọng trong chương trình cải cách kinh tế và pháp luật tại Việt nam. Luật thương mại 1997 quy định khung pháp luật tương đối hoàn chỉnh để điều tiết các mối quan hệ kinh doanh và là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các hợp đồng kinh tế. Trong 7 năm qua, Luật thương mại 1997 đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt nam, dần dần đưa hoạt động thương mại vào khuôn khổ pháp luật, khuyến khích và nâng cao nhận thức pháp luật trong các hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện, Luật thương mại 1997 không còn theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì thế cần phải có những thay đổi căn bản nhằm làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt nam và luật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại tại Việt nam.

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý của Luật thương mại 2006

1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 2006 được mở rộng hơn so với Luật thương mại 1997. Luật thương mại 2006 không giới hạn hoạt động thương mại trong 14 loại hình như luật cũ, mà quy định hoạt động thương mại là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lời, không chỉ giới hạn trong các giao dịch mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan khác, mà bao gồm cả các hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác.

Luật thương mại 2006 không chỉ điều chỉnh các hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam mà còn điều chỉnh cả các giao dịch thương mại thực hiện ở nước ngoài. Các bên tham gia giao dịch có thể thoả thuận về việc áp dụng luật này hoặc một luật thương mại nước ngoài hoặc một hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Ngoài ra, đối với các hoạt động phi thương mại, các bên tham gia có thể lựa chọn hoặc Bộ luật dân sự hoặc luật này để điều chỉnh các các hoạt động không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 1997.

2. Giải quyết vấn đề chồng chéo giữa các văn bản pháp luật

Một trong những cản trở chính cho việc áp dụng Luật thương mại 1997 là mối quan hệ phức tạp của nó với một số văn bản pháp luật khác, cụ thể là Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế và Bộ luật Dân sự. Đây chính là nguyên nhân làm cho các cơ quan thuộc toà án cũng như các bên liên quan gặp khó khăn trong việc xác định luật nào điều chỉnh các giao dịch của họ. Luật thương mại 2006 giải quyết các vấn đề chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, cụ thể như sau:

· Các hoạt động có tính chất thương mại, nếu được quy định tại một luật riêng thì sẽ được điều chỉnh bởi luật đó, và

· Các hoạt động không được quy định trong Luật thương mại và cũng không được quy định trong một luật riêng khác, thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.

Luật thương mại 2006 sẽ thay thế Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngay khi nó có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.

3. Mở rộng khái niệm về hàng hoá và dịch vụ thương mại

Theo Luật thương mại 1997, hàng hóa được xác định bao gồm máy móc, thiết bị, vật liệu thô, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các tài sản lưu động khác, nhà cho thuê, nhà để mua hoặc bán hoặc cho mục đích kinh doanh khác. Khái niệm hàng hóa theo Luật thương mại 2006 được mở rộng bao gồm tất cả các loại động sản bao gồm cả tài sản sẽ có trong tương lai và tất cả các tài sản liên quan đến đất đai.

Khái niệm dịch vụ thương mại được mở rộng bao gồm tất cả các dịch vụ mà pháp luật không cấm. Theo Luật thương mại 1997, dịch vụ thương mại bị giới hạn là các hoạt động liên quan đến mua và bán.

4. Lựa chọn các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Với Luật thương mại 1997 các doanh nhân nước ngoài muốn hoạt động thương mại tại Việt nam chỉ có thể thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh. Luật thương mại 2006 cho phép họ có nhiều lựa chọn hơn. Theo luật mới này, họ có thể thành lập một số loại hình doanh nghiệp khác như công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài.

5. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là một hoạt động khá phổ biến trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Luật thương mại Việt Nam quy định về vấn đề này. Theo Luật thương mại 2006, nhượng quyền thương mại được quy định là hoạt động thương mại trong đó Bên nhận quyền thương mại được phép tiến hành mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ theo cách thức và phương pháp kinh doanh do Bên nhượng quyền thương mại quy định. Bên nhận quyền thương mại được phép sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kỹ thuật, biểu tượng... do Bên nhượng quyền thương mại chuyển giao. Bên nhượng quyền thương mại có thể kiểm soát và trợ giúp Bên nhận quyền thương mại tiến hành các hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại này phải được làm thành văn bản và phải đăng ký với Bộ thương mại.

Hiện nay theo luật pháp Việt nam, nhượng quyền thương mại là một hình thức chuyển giao công nghệ và được điều chỉnh bởi Nghị định số 11/2005/ND-CP của Chính phủ ngày 02/02/2005. Theo Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Hợp đồng nhượng quyền thương mại là 7 năm (hoặc 10 năm trong trường hợp đặc biệt). Luật thương mại 2006 không hạn chế thời hạn hiệu lực của Hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận về thời hạn này.

6. Bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng thương mại

So với Luật thương mại 1997, Luật thương mại 2006 quy định thêm 2 biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng thương mại, bao gồm đình chỉ thực hiện hợp đồng thương mại và tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng thương mại. Ngoài ra, Luật thương mại 2006 cũng chấp nhận thoả thuận của các bên trong việc lựa chọn các hình thức xử phạt khách nhau theo đúng pháp luật.